"Bức tường xấu hổ” ám ảnh phân chia hai thế giới giàu - nghèo
Tại một số quốc gia, những bức tường được xây kéo dài tới hàng km nhằm phân chia hai thế giới giàu nghèo khác biệt, tạo nên nỗi ám ảnh lớn.
Mexico là một trong những quốc gia có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt.
Phía sau những căn biệt thự sang trọng hay tòa nhà cao chọc trời là khu ổ chuột với nhiều mái nhà chật chội nằm chen chúc lộn xộn xếp chồng lên nhau. Tại rất nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh, người ta không còn lạ lẫm với hình ảnh những bức tường ngăn cách dài hàng km được xây với mục đích phân chia hai thế giới giàu – nghèo.
Phía sau những tòa chung cư cao cấp là những nếp nhà chật chội lụp xụp. Hình ảnh chụp tại Mumbai, Ấn Độ
Phía sau bức tường đó là 2 cuộc sống và 2 thế giới đối lập nhau hoàn toàn. Một bên là sự giàu sang xa hoa của giới thượng lưu. Trái ngược với nó là cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo, sống tạm bợ trong những khu ổ chuột ẩm thấp.
Hình ảnh chụp tại Cairo, Ai Cập, với sự đối lập của nhiều khách sạn hào nhoáng bên phải, tách biệt hẳn cuộc sống người lao động nghèo.
Người ta nhìn thấy ở Durban Nam Phi bức tường bê tông với độ dốc thấp, ngăn khoảng cách giữa sân golf Papwa Sewgolum và khu giải trí liền kề, khác biệt hoàn toàn so với cuộc sống chật vật của người dân xung quanh.
Những bức tường ngăn cách ở Mexico.
Khu Gangnam ở Seoul nổi tiếng với những tòa cao ốc chọc trời, trung tâm mua sắm sầm uất và là chốn lui tới của giới nhà giàu Hàn Quốc. Nơi này còn được ví với Beverly Hills – khu vực tập trung giới thượng lưu giàu có bậc nhất nước Mỹ.
Cuộc sống và đẳng cấp khác biệt.
Đối lập với vẻ hào nhoáng của Gangnam là khu ổ chuột Guryong với những mái nhà xiêu vẹo, đang là nơi ở của hơn 2000 người chen chúc nhau. Nơi này được hình thành kể từ khi Seoul đăng cai Thế vận hội năm 1988. Người dân tại đây có mức sống thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung ở Seoul, thiếu cả những cơ sở vật chất tối thiểu.
Khu ổ chuột ven sông ở Bangkok, Thái Lan.
Câu chuyện về bức tương ngăn cách hay “bức tường xấu hổ” dài 10km cao 3m được dựng lên tại Peru, từng lan truyền mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động xã hội tại quốc gia này kêu gọi vẽ tranh lên tường để giúp người nghèo không phải đối diện với bức tường xám xịt mỗi ngày.
Brazil cũng là một trong những quốc gia Mỹ Latinh có sự phân chia rõ nét giàu - nghèo.
Tương tự như vậy là các bức tường hay hàng rào kim loạt dựng lên tại Buenos Aires, Santa Fe, Mexico và Rio de Janeiro, Brazil, đều gợi cho người xem sự ám ảnh về khoảng cách của thế giới không bao giờ được thu hẹp.
Tòa nhà cao ốc ở Thượng Hải đang xây dựng với tốc độ nhanh chóng mặt, thay thế các khu vực lụp xụp.
"Bức tường xấu hổ" xây dựng ở thủ đô Lima, Peru, với mục đích "đẩy lùi tình trạng ăn cắp đang hoành hành trên khắp thành phố".
Nằm giữa lòng Seoul hoa lệ là khu ổ chuột Guryong, nơi sinh sống của hơn 2000 người với mức sống thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung tại thủ đô Hàn Quốc.
http://danviet.vn
Ý kiến của bạn