"Tỉ lệ dùng phần mềm doanh nghiệp ở Việt Nam rất nhỏ so với thế giới. Nói riêng các sản phẩm cloud (đám mây - PV), chỉ khoảng 1% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, thấp hơn nhiều so với thế giới là 40%. Do đó, khoảng trống này là cơ hội lớn để các công ty cùng tham gia giải quyết", Phạm Kim Hùng phân tích.
Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp phải dùng rất nhiều phần mềm cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất và quản trị. Mỗi công đoạn khác nhau như: sales, tuyển dụng, marketing, thống bán hàng ... đều cần một phần mềm chuyên dụng khác nhau.
Sau thời gian phát triển, khi doanh nghiệp lớn lên, các hoạt động trở nên phức tạp, và số lượng các phần mềm cần tích hợp ngày một tăng lên. Hệ quả là dữ liệu ngày một lớn, sự kết nối trở nên rời rạc, và các doanh nghiệp nói chung đều gặp phải bài toán khó: làm sao để đồng bộ dữ liệu và kết hợp tất cả các ứng dụng trên một môi trường thống nhất?
"Ứng dụng càng nhiều, nhân viên càng khó sử dụng, doanh nghiệp càng khó vận hành. Ngay việc nhớ tài khoản, mật khẩu của từng ứng dụng cũng đã quá khó rồi. Do vậy, chúng ta cần một tảng chung. Đó phải là một nền tảng rất mở để có thể đồng bộ tất cả những ứng dụng mà một doanh nghiệp cần dùng", Phạm Kim Hùng - Base Inc. phân tích.
Nhận ra được nhu cầu này, từ cách đây nhiều năm, anh cùng các cộng sự của mình đã bắt tay tạo ra một nền tảng doanh nghiệp mở có tên là Base Platform.
Bài toán mà Base muốn giải quyết là tích hợp ứng dụng của nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một môi trường và nền tảng, dù các ứng dụng này có thể được xây dựng bằng các ngôn ngữ và cấu trúc riêng biệt. Việc dùng chung một nền tảng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phần mềm rất, ngoài ra danh sách các ứng dụng sẽ được cá nhân hóa theo từng người sử dụng.
Còn ở góc độ quản lí, nhà điều hành có thể nhìn thấy được bức tranh tổng quan của doanh nghiệp mình thông qua dữ liệu thực tế, từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn để gia tăng hiệu suất công việc, giảm chi phí (thời gian, nhân lực, vật lực), tăng doanh thu...
Một nền tảng tốt cần những ứng dụng tốt
Về vấn đề này, Phạm Kim Hùng cho biết, tính mở là ưu tiên hàng đầu trong quá trình thiết kế nền tảng Base. Các ứng dụng trên Base không chỉ do startup này tự phát triển, mà còn bao gồm sản phẩm của các đối tác ở Việt Nam và quốc tế, một số đã nổi tiếng trên thị trường. Theo lộ trình, trong năm 2017, Base sẽ ra mắt khoảng 20 ứng dụng doanh nghiệp được tích hợp sẵn cho tất cả các doanh nghiệp.
"Với nền tảng Base, chúng tôi cam kết một sự đồng hành lâu dài với doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có thể tự phát triển hoặc đã mua sẵn các phần mềm, chúng tôi có thể tích hợp vào Base. Nếu chưa có sẵn, chúng tôi sẽ giữ vai trò là cầu nối để tìm kiếm các giải pháp tốt nhất trên thị trường cho doanh nghiệp đó", Phạm Kim Hùng chia sẻ.
Theo nhà sáng lập này, sau thời gian làm việc với nhiều CEO tại Việt Nam, anh nhận ra tất cả các lãnh đạo trong doanh nghiệp luôn luôn khao khát có thể áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp của mình. Họ cũng sẵn sàng tìm kiếm và chi rất nhiều tiền cho các sản phẩm tốt. Do đó, thị trường rất cởi mở, và bài toán là phải tạo ra được những sản phẩm thực sự tốt, thực sự hiệu quả.
"Tỉ lệ dùng phần mềm doanh nghiệp ở Việt Nam rất nhỏ so với thế giới. Nói riêng các sản phẩm cloud (đám mây - PV), chỉ khoảng 1% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, thấp hơn nhiều so với thế giới là 40%. Do đó, khoảng trống này là cơ hội lớn để các công ty cùng tham gia gải quyết", Phạm Kim Hùng phân tích.
Theo Aaron Levie, nhà sáng lập của Box.com – một phần mềm doanh nghiệp đình đám ở thung lũng Sillicon, tổng giá trị thị trường công nghệ dành cho doanh nghiệp trị giá 1.300 tỷ USD. Dự kiến Base sẽ mở rộng sang các nước khác trong khu vực Châu Á vào Q1/2018 sau khi đặt mục tiêu thu hút hơn 2.000 công ty Việt Nam.
Đổi lại, thách thức lớn nhất đối với nền tảng mở Base đó là thời gian phát triển.
CEO này bộc bạch, ý tưởng Base đã hình thành cách đây 5 năm, nhưng phải 1 năm gần đây mới có thể bắt đầu. Để hoàn thành nền tảng này, đội ngũ 15 kỹ sư & cố vấn của Base đã tập trung mọi nguồn lực để làm việc ngày đêm.
"Startup giống như một chiếc đồng hồ cát. Những nhà sáng lập cần phải cần cù tìm kiếm thật nhiều “cát” để đổ vào. “Cát” có thể hiểu là trải nghiệm, là sự thấu hiểu thị trường và khả năng xây dựng sản phẩm. Ngày bạn “start” chính là ngày chiếc đồng hồ cát bắt đầu quay ngược. Do đó, người có nhiều cát sẽ có khả năng thành công cao hơn", CEO Base Inc. chia sẻ.
Về Phạm Kim Hùng, dù hiện tại hay quá khứ, cái tên ấy vẫn gắn với những danh hiệu luôn làm người khác ngưỡng mộ. Đặc biệt, trong ngành toán học ít ai lại không biết đến anh. Phạm Kim Hùng sinh năm 1987, nổi tiếng ở Việt Nam khi đạt HCV Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 tại Hy Lạp khi còn là học lớp 11.
Một năm sau, anh tiếp tục giành huy chương bạc tại cuộc thi danh giá này. Vơi thành tích đáng nể đó, Phạm Kim Hùng đã nhận được học bổng toàn phần của trường đại học danh tiếng Stanford, nơi khởi nguồn của những Google, Yahoo hay Sun Microsystems.
Trên ghế nhà trường THPT, Hùng đã hoàn thành cuốn "Sáng tạo bất đẳng thức", cuốn sách này sau đó đã được xuất bản trên bốn thứ tiếng.
Năm 2013, sau khi Tốt nghiệp đại học Stanford khoa Khoa học máy tính, Hùng không chọn ở lại thung lũng Silicon làm việc mà quyết định trở về Việt Nam thực hiện ước mơ của riêng mình: xây dựng những sản phẩm công nghệ hữu ích phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội.
Ý kiến của bạn