Đại diện thương mại Trung Quốc và EU tại thượng đỉnh EU-Trung Quốc, tháng Sáu 2017 tại Brussels, Bỉ.

Đại diện thương mại Trung Quốc và EU tại thượng đỉnh EU-Trung Quốc, tháng Sáu 2017 tại Brussels, Bỉ.

Trung Quốc đang nói nhiều hơn hành động

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã công khai tuyên bố sẽ mở cửa thị trường. Chủ tịch Tập Cận Bình có những bài diễn thuyết về sự cởi mở và toàn cầu hóa. Vào tháng Một, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một văn kiện về các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường công bằng, mở cửa và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Nhưng các nhà phê bình cho rằng Trung Quốc nói nhiều hơn là hành động.

"Chúng tôi không biết liệu Trung Quốc có thực hiện những lời hứa của họ hay không. Là người kinh doanh, chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh ngày hôm nay, chúng tôi không thể xây dựng kế hoạch tương lai của chúng tôi chỉ dựa trên những giấc mơ”, Mats Harborn, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc nói với CNBC.

Ông nói thêm rằng, các DN châu Âu đang phải chịu đựng "sự mệt mỏi tích tụ"trước những lời hứa sau khi đã nhận được rất nhiều lời cam kết mà chưa bao giờ thành hiện thực. Có vẻ như trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc không còn mở cửa nữa, mà thay vào đó là đóng cửa có chọn lọc.

Một báo cáo gần đây của Phòng thương mại EU cho hay, khoảng 54% các công ty châu Âu cho biết họ nhận thức rằng họ đang bị đối xử tệ hơn các công ty trong nước. Báo cáo này dựa trên các quan sát và khuyến nghị của hơn 1600 công ty thành viên của Phòng, ủng hộ tiếp tục hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu.

Báo cáo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn ngành và có quyền tiếp cận các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
"Bắc Kinh cũng phải tìm những cách tốt hơn để thu hút đầu tư nước ngoài và nên tránh xa việc thành lập các khu thương mại và đầu tư đặc biệt với các ưu đãi ngắn hạn". Báo cáo nêu rõ.

Sự thiếu hụt tính tương hỗ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc người dân Trung Quốc sẽ nhận được những dịch vụ ít tiên tiến hơn. Các Chính phủ châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục đất nước của họ rằng thương mại và đầu tư đóng góp cho một tương lai kinh tế tốt hơn, đặc biệt là khi những quan điểm dân túy chống lại toàn cầu hóa đang gia tăng.

"Nếu cuối cùng Trung Quốc không muốn cung cấp quyền tiếp cận tương hỗ với thị trường của mình, Bắc Kinh không thể giả định rằng họ sẽ tiếp tục tận hưởng sự tiếp cận mở và không bị cản trở vào EU. Cách tiếp cận tự do đối với sáp nhập và mua lại sẽ chỉ có hiệu quả nếu tất cả các bên đều tiến tới tiếp cận bình đẳng và loại bỏ các rào cản, nếu không điều đó sẽ không đứng vững về mặt chính trị". Báo cáo cảnh báo.

Sử dụng công cụ cũ trong một thế giới mới

Thực tế, lượng tiền chảy theo hai hướng khác nhau rất nhiều, đầu tư của Trung Quốc vào EU vẫn ổn định ở mức 10,4 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, trong khi kinh doanh của châu Âu vào Trung Quốc giảm 23% xuống còn 3,7 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian đó.

Hiện nay, các công ty nước ngoài thường phải tìm kiếm một đối tác địa phương để hợp tác để có thể kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một hạn chế mà họ lo ngại có thể khiến họ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ hoặc bí mật thương mại.

Và các rào cản pháp lý cũng có phạm vi rất rộng, như: Luật an ninh mạng có hiệu lực vào tháng 6 trải rộng và mơ hồ đến mức luật này tạo ra sự không chắc chắn về hoạt động của các doanh nghiệp..

Một vấn đề khác là thực tiễn các chương trình thí điểm của Trung Quốc, các cơ quan chức năng "đã phức tạp hóa quá trình" bằng cách chọn 200 thành phố để thử nghiệm cải cách chăm sóc sức khoẻ, với mỗi thành phố thiết lập chính sách mua sắm thiết bị y tế riêng. Điều này có nghĩa là các công ty phải lên kế hoạch cho 200 thị trường khác nhau, báo cáo lưu ý.

Các DN châu Âu cho rằng, dường như các nhà chức trách thường xuyên sử dụng những công cụ cũ trong một thế giới mới và khiến cho các khuôn khổ pháp lý trở nên mập mờ, không rõ ràng và không thể dự đoán được.

Đồng thời cũng chỉ ra các ngành đang đóng cửa với các công ty nước ngoài, bao gồm nông nghiệp, thực phẩm và nước giải khát. Một yêu cầu mới đòi hỏi việc vận chuyển các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ thấp phải có giấy chứng nhận kiểm định chính thức từ các chính phủ nước ngoài chỉ tạo ra chi phí và gánh nặng cho các doanh nghiệp, và dường như nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Trung Quốc hơn đảm bảo an toàn thực phẩm, báo cáo cho biết.

Nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã cấm nhiều loại pho mát mềm, chẳng hạn như brie và camembert của Pháp, và gorgonzola của Ý, vì các vi khuẩn trong các sản phẩm sữa không được phép nhập khẩu.

“Chúng tôi thích pho mát và chúng tôi đang thảo luận với chính quyền để giải quyết vấn đề này", Harborn cho biết. “Chúng tôi hy vọng rằng thông qua đối thoại này chúng tôi sẽ đi đến một giải pháp”. Báo cáo cho biết.