Doanh nghiệp chăn nuôi gặp khó vì thể chế chính sách
Kinhtedothi - Hàng loạt các bất cập trong quy định về thủ tục đầu tư, quản lý, kiểm soát chăn nuôi, giết mổ, kiểm dịch… đang trở thành rào cản ảnh hưởng tới phát triển của ngành chăn nuôi trong nước.
Ngày 20/6, Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu rà soát các rào cản thể chế ảnh hưởng tới thương mại nông sản thị trường nội địa, tập trung chủ yếu vào 2 sản phẩm là thịt lợn và thịt gà. Nghiên cứu được thực hiện nhanh trong vòng 3 tháng với địa bàn khảo sát chính là 2 thị trường tiêu thụ lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 2 nơi cung cấp thịt gia súc, gia cầm lớn là Bắc Giang và Đồng Nai.
Toàn cảnh hội nghị. |
Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay thị trường kinh doanh sản phẩm thịt gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Kết quả thống kê cho thấy, sản lượng thịt hơi đang có xu hướng tăng nhanh. Tốc độ tiêu dùng thịt tăng, giai đoạn 2010 - 2016 tăng 2%, năm 2016 tăng 3,84% trong đó thịt lợn chiếm tỷ lệ lớn 70%. Bên cạnh sản lượng trong nước tăng, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm cũng tăng. Điều đáng nói, niềm tin của người chăn nuôi vào sản phẩm nội địa thấp hơn so với sản phẩm nhập ngoại. Bên cạnh đó, sản phẩm thịt của Việt Nam đang phải cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài về giá. Cụ thể, giá thành sản xuất thịt lợn của Việt Nam là 2,08 USD/kg, trong khi Mỹ là 1,41 USD/kg; thịt bò 2,53 USD/kg trong khi Australia 1,77 USD/kg.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thanh Nhàn, chuyên gia của Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, bất cập lớn nhất là các rào cản về cơ chế đối với ngành chăn nuôi. Trước hết, đó là bất cập trong thủ tục xin cấp phép đầu tư, qua rất nhiều khâu, gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Cụ thể, thủ tục cấp phép đầu tư cho các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung tuân thủ qua 8 bước. Đáng nói, dự án thực hiện trên khu đất đã nằm trong vùng quy hoạch tập trung nhưng vẫn phải tuân thủ theo các bước này. Ngoài ra, đất đã vào khu quy hoạch tập trung không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, không có tài sản thế chấp.
Bất cập nữa là sự không thống nhất và có quá nhiều quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh của cơ sở sản xuất, chế biến, bán buôn thực phẩm. Chẳng hạn như Nghị định 66/2016/NĐ-CP (điều 19, 21, 23), Luật ATTP (điều 19, 23), Luật Thú y (điều 69, 72), các quy định về điều kiện vệ sinh thú y địa phương khiến cho DN, cơ sở khó khăn trong cập nhật và tuân thủ. Hơn nữa, cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng khi triển khai áp dụng thực tế, không thống nhất giữa các lần kiểm tra hoặc giữa các địa phương gây bức xúc cho doanh nghiệp.
Nhóm bất cập thứ hai là bất cập trong quy định về quản lý giết mổ trong chăn nuôi. Các chính sách quy hoạch và hỗ trợ phát triển các khu giết mổ tập trung chưa hiệu quả, chồng chéo, chưa hợp lý và chưa cập nhật bởi trùng với quy hoạch phân khu đô thị, xa các điểm phân phối thịt không phù hợp với quy hoạch nông thôn mới và tình hình phát triển của địa phương. Những yếu tố này không khuyến khích việc giết mổ ở các cơ sở tập trung đã được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước, gây lãng phí. Đồng thời không kiểm soát được giết mổ nhỏ lẻ, không khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, chính sách tín dụng hỗ trợ tín dụng cho xây dựng, mở rộng cơ sở giết mổ tập trung trong 2 năm qua chưa hiệu quả, khó tiếp cận.
Bà Trần Thị Thanh Nhàn cho biết thêm, hiện nay có bất cập trong quy định kiểm dịch, kiểm soát chất lượng sản phẩm như thu phí kiểm dịch theo lô hàng không tính lớn, nhỏ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp nhỏ, dẫn tới khó cạnh tranh. Cùng với đó, bất cập trong kiểm soát sản phẩm nhập khẩu, thiếu thông tin, nguồn gốc hàng nhập khẩu, kho lạnh. Tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật cho thị nhập khẩu yếu, đặc biệt là nội tạng động vật. Điều này gây khó khăn trong quản lý, cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng chất lượng cao, thấp, hàng trong nước và nhập khẩu. Ngoài ra, bất cập, rào cản trong quy định về tiêu thụ, bán buôn, bán lẻ, chưa có tiêu chí đánh giá, kiểm soát việc công bố nhãn sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Thực trạng này gây bất bình đẳng giữa các đơn vị tuân thủ theo tiêu chuẩn sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm với đơn vị sản xuất tự phát, tự công bố chất lượng.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thanh Nhàn, chuyên gia của Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, bất cập lớn nhất là các rào cản về cơ chế đối với ngành chăn nuôi. Trước hết, đó là bất cập trong thủ tục xin cấp phép đầu tư, qua rất nhiều khâu, gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Cụ thể, thủ tục cấp phép đầu tư cho các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung tuân thủ qua 8 bước. Đáng nói, dự án thực hiện trên khu đất đã nằm trong vùng quy hoạch tập trung nhưng vẫn phải tuân thủ theo các bước này. Ngoài ra, đất đã vào khu quy hoạch tập trung không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, không có tài sản thế chấp.
Bất cập nữa là sự không thống nhất và có quá nhiều quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh của cơ sở sản xuất, chế biến, bán buôn thực phẩm. Chẳng hạn như Nghị định 66/2016/NĐ-CP (điều 19, 21, 23), Luật ATTP (điều 19, 23), Luật Thú y (điều 69, 72), các quy định về điều kiện vệ sinh thú y địa phương khiến cho DN, cơ sở khó khăn trong cập nhật và tuân thủ. Hơn nữa, cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng khi triển khai áp dụng thực tế, không thống nhất giữa các lần kiểm tra hoặc giữa các địa phương gây bức xúc cho doanh nghiệp.
Nhóm bất cập thứ hai là bất cập trong quy định về quản lý giết mổ trong chăn nuôi. Các chính sách quy hoạch và hỗ trợ phát triển các khu giết mổ tập trung chưa hiệu quả, chồng chéo, chưa hợp lý và chưa cập nhật bởi trùng với quy hoạch phân khu đô thị, xa các điểm phân phối thịt không phù hợp với quy hoạch nông thôn mới và tình hình phát triển của địa phương. Những yếu tố này không khuyến khích việc giết mổ ở các cơ sở tập trung đã được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước, gây lãng phí. Đồng thời không kiểm soát được giết mổ nhỏ lẻ, không khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư nâng cấp. Đặc biệt, chính sách tín dụng hỗ trợ tín dụng cho xây dựng, mở rộng cơ sở giết mổ tập trung trong 2 năm qua chưa hiệu quả, khó tiếp cận.
Bà Trần Thị Thanh Nhàn cho biết thêm, hiện nay có bất cập trong quy định kiểm dịch, kiểm soát chất lượng sản phẩm như thu phí kiểm dịch theo lô hàng không tính lớn, nhỏ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp nhỏ, dẫn tới khó cạnh tranh. Cùng với đó, bất cập trong kiểm soát sản phẩm nhập khẩu, thiếu thông tin, nguồn gốc hàng nhập khẩu, kho lạnh. Tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật cho thị nhập khẩu yếu, đặc biệt là nội tạng động vật. Điều này gây khó khăn trong quản lý, cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng chất lượng cao, thấp, hàng trong nước và nhập khẩu. Ngoài ra, bất cập, rào cản trong quy định về tiêu thụ, bán buôn, bán lẻ, chưa có tiêu chí đánh giá, kiểm soát việc công bố nhãn sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Thực trạng này gây bất bình đẳng giữa các đơn vị tuân thủ theo tiêu chuẩn sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm với đơn vị sản xuất tự phát, tự công bố chất lượng.
http://kinhtedothi.vn
Ý kiến của bạn