Facebook và “quyền lực thứ 4” (Bài 2)
Một cuộc xung đột thông tin đang bắt đầu diễn ra giữa Facebook và các chính phủ.
Một cuộc xung đột thông tin đang bắt đầu diễn ra giữa Facebook và các chính phủ.
Dữ liệu là tất cả những gì Facebook có được!
Ngay thời điểm này, một cuộc xung đột thông tin đang được Facebook phát động ở vài quốc gia, Canada, Úc và mới đây, hôm 21/2 mạng xã hội này đã xóa tài khoản của quân đội Myanmar vì lý do “kích động bạo lực” sau khi lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi.
Một bình luận dưới bài đăng của Reuters, có nội dung: “Từ bao giờ Facebook tự cho mình cái quyền can thiệp chuyện chính trị của một quốc gia vậy?” Không khó trả lời câu hỏi này, nhưng chẳng dễ giải thích đầy đủ.
Trước khi khủng hoảng chính trị xảy ra tại Myanmar, Facebook từng bị chỉ trích vì không ngăn chặn chiến dịch thù ghét của quân đội nhằm vào người Hồi giáo thiểu số tại quốc gia này. Còn rất nhiều ví dụ cho thấy Mark ứng xử tiền hậu bất nhất.
Nhiều năm trước, thực sự đã có cuộc đấu tranh giành giật quyền lập pháp giữa Facebook và các chính phủ sở tại - nơi mà Facebook xuất hiện như những nhà đầu tư nước ngoài.
Lúc này liên minh Google - Facebook đang gieo rắc nỗi ám ảnh khắp nơi, người Úc đòi trả phí cho báo chí nước này khi các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm sử dụng sản phẩm của họ. Lập tức những “gã khổng lồ” công nghệ thẳng thắn bác bỏ.
Sự việc này không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ! Đằng sau mức phí mà chính phủ Úc đòi hỏi chính là chủ quyền, lòng tự tôn dân tộc, được biểu hiện qua ý chí lập pháp của quốc hội - cơ quan đại diện cho người dân.
Lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh và đầu tư quốc tế xuất hiện trường hợp một doanh nghiệp ngoại quốc công khai muốn thọc bàn tay vào công việc nội bộ của nước sở tại, dĩ nhiên là Facebook có đủ “đồ chơi” để mặc cả với tất cả các quốc gia.
Big Tech đã liên thủ để chống lại nhiều chính trị gia hàng đầu, trong đó cú ngã ngựa của D. Trump càng củng cố thêm sức mạnh cho Google, Facebook. Nếu như các doanh nghiệp lớn như Ford, Unilerver, Coca Cola, Starbucks,… không thể thắng được Facebook thì hậu quả còn lớn hơn hiện tại.
Tình thế của Mark Zuckerberg bây giờ không thể dừng lại
Facebook đã trở thành mối nguy toàn cầu, đó là mối nguy phi truyền thống, không giống như súng đạn, nhưng tiềm ẩn đầy rẫy sự xáo trộn về mặt chính trị, xã hội.
Như cây bút bình luận Carole Cadwalladr viết trên tờ The Guardian: “Facebook là một khẩu súng không được cấp giấy phép sử dụng, không tuân thủ bất kỳ luật lệ hay cơ cấu kiểm soát nào”.
Những gì hiện có, Facebook giống như một đế chế độc tài được điều hành bởi một cá nhân, nghệ thuật hoạt động theo nguyên tắc “bàn tay sắt bọc nhung”. Với vẻ bề ngoài thân thiện, dễ mến nhưng ẩn sâu bên trong là cỗ máy hung hãn không ngán bất cứ ai.
Cái mà người ta quan tâm là cuộc chiến giữa BigTech và các chính phủ sẽ đi đến đâu? Liệu các quốc gia phải nhượng bộ hay Facebook phải trở về với chính mình với tư cách là một chủ thể kinh doanh?
Marx đã rút ra bản chất của chủ nghĩa tư bản, rằng, nhà tư bản vì mối lợi 300% dù biết sẽ bị treo cổ họ vẫn làm. Thực tế chưa có dấu hiệu cho thấy Mark Zuckerberg sẽ ngừng can thiệp vào chính trị nội bộ các quốc gia - nếu như các nước ấy không phục vụ lợi ích cho mình.
Thời đại thống trị của mạng xã hội, của chủ nghĩa tư bản dữ liệu mới bắt đầu manh nha, cuộc chiến ngăn chặn sự thống trị của nó không hề dễ dàng. Vậy, điều kiện nào để bắt buộc BigTech nói chung và Facebook nói riêng phải “cúi đầu”?
Còn tiếp…
Ý kiến của bạn