Kinh doanh sạch hơn thông qua giải pháp thông minh
Sáng kiến đổi mới sinh thái (Eco-innovation) là một phần trong chương trình Doanh nhân và Đổi mới (EIP) của cộng đồng châu Âu (EU), nhằm hỗ trợ đổi mới và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Nhiều dự án thành công đã thay đổi cách thức tiêu dùng; sản xuất; xây dựng; tái chế biến chất thải thành nguồn dinh dưỡng, vật liệu, hàng tiêu dùng, gạch trang trí… Bằng cách gia tăng tỷ lệ đổi mới sinh thái và khả năng hấp thu; EU đã chủ động cung cấp những giải pháp có lợi về môi trường, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Đổi mới sinh thái là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nó tác động trực tiếp đến bảo vệ môi trường, khả năng tăng trưởng và trở thành đòn bẩy phát triển bền vững. Tổng hợp quá trình thực hiện, các nhà nghiên cứu đã rút ra, mỗi Euro đầu tư vào Eco-innovation mang lại 10 Euro thu nhập. Từ kết quả đạt được; bài viết tổng hợp những nét nổi bật trong quá trình thực hiện theo hướng phát triển này của cộng đồng châu Âu.
Thực trạng chất thải và công nghiệp tái chế ở châu Âu
Thống kê của Eurostat cho thấy; hàng năm, liên minh châu Âu phải bỏ đi 3 tỉ tấn phế thải với hơn 90 triệu tấn thuộc loại nguy hiểm. Bình quân đầu người hàng năm đã tạo ra khoảng 6 tấn rác thải và theo dự báo của OECD. Đến năm 2020, lượng chất thải trong khu vực sẽ tăng trên 45% so với năm 1995.
Nhờ hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiệu lực thực thi cao; việc quản lý chất thải tại các quốc gia EU đã được cải thiện. Mạnh mẽ hơn thương mại hóa các dòng chất thải là sự xuất hiện của những công nghệ mới nhằm đối phó với tác động môi trường và cải thiện khả năng phục hồi, tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên, nhiều việc làm cần được thực hiện nếu muốn theo kịp với những núi chất thải tạo ra ngày càng lớn trên lục địa này.
Những thập niên trước đây, châu Âu chưa có công nghiệp tái chế; khó có thể tưởng tượng được ngành công nghiệp này hàng năm đã tạo ra trên 24 tỷ Euro giá trị. Với tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp xanh, công nghiệp tái chế EU hiện sử dụng 0,5 triệu lao động, làm việc trong hơn 60.000 công ty; chiếm một nửa giá trị toàn cầu về chất thải và tái chế của các ngành công nghiệp.
Mặc dù việc sử dụng phương pháp xử lý rác thải gia tăng; khung khổ luật pháp tạo được động lực di chuyển chất thải từ bãi rác đến những nơi tái chế; song toàn khu vực EU vẫn còn khoảng 40% rác thải đô thị phải đưa đến các bãi chôn lấp; 23% được tái chế; thiêu đốt 20% và chừng17% xử lý theo phương pháp ủ.
Những mục tiêu ràng buộc pháp lý về xử lý chất thải cùng với hoạt động tái sử dụng, phục hồi năng lượng đã được đưa ra; song việc tái chế thành chất thứ hai đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là chất thải thiết bị điện và điện tử để tìm giải pháp xử lý hiệu quả hơn.
Kinh doanh xanh hơn từ tầm nhìn lãnh đạo châu Âu
Cao ủy về môi trường EU Janez Potocnik cho biết: Châu Âu có nhiều nghiên cứu tạo sức cạnh tranh đối với lợi ích môi trường; nhưng kết quả vẫn khó thương mại hóa hoặc thiếu cơ hội mở rộng tiềm năng để gặt hái được nhiều thành công.
Trong thử nghiệm kinh doanh, EU có nhiều sáng tạo để đưa sản phẩm vào thị trường; song do cản trở đổi mới hoặc từ ác cảm rủi ro, Eco-innovation phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mở rộng quy trình theo quy mô công nghiệp. Nhằm khắc phục hạn chế này, sáng kiến đổi mới sinh thái đã chứng minh được giá trị kinh tế và môi trường mang lại để trụ vững trên thị trường.
Theo quan niệm đổi mới, sinh thái là chìa khóa cạnh tranh phát triển bền vững; lãnh đạo cộng đồng châu Âu xác định:
• Eco-innovation là bất kỳ sự thay đổi nào mà kết quả đạt được mang ý nghĩa của mục tiêu phát triển bền vững; giảm tác động môi trường; nâng cao bản chất khả năng phục hồi, đạt hiệu quả cao hơn hoặc thể hiện được trách nhiệm trong sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Thông qua hỗ trợ đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất và dịch vụ kinh doanh xanh hơn, Eco-innovation giúp châu Âu tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng, giải quyết thách thức biến đổi khí, khan hiếm tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.
• Đổi mới sinh thái là cơ hội phát triển nhờ khả năng giảm chi phí kinh doanh, nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới và hình thành sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp.
Nhằm tạo thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện được các dự án đổi mới sinh thái; EU đã thay đổi phương thức tài trợ, hướng vào hỗ trợ cho những đổi mới có khả năng thực hiện tại doanh nghiệp. Kinh phí hỗ trợ nhằm vào giúp nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo không thoát ly thực tiễn (ideas off ground); hỗ trợ dự án có khả năng thực hiện mà không cần kinh phí lớn từ EU. Với nguồn kinh phí hỗ trợ 200 triệu Euro dành cho các sáng kiến đổi mới sinh thái trong giai đoạn 2008 - 2013; hơn 65% kinh phí đã được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ.
Để nhận được kinh phí hỗ trợ, dự án cần đạt các tiêu chí:
- Phải mang tính sáng tạo;
- Cung cấp điều kiện cải thiện môi trường;
- Thể hiện cách tiếp cận kinh doanh và thị trường tiêu thụ tốt;
- Có yếu tố đòn bẩy thông qua khả năng nhân rộng;
- Việc vận hành mang giá trị ở cấp độ EU.
Ưu tiên của dự án bao gồm các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống; xây dựng đô thị, các tòa nhà; vật liệu tái chế; nước và kinh doanh xanh hơn.
Thực phẩm lành mạnh từ phương pháp sản xuất xanh hơn
Sử dụng hơn 4 triệu lao động, chịu trách nhiệm chế biến 70% sảm phẩm nông nghiệp, hàng năm tạo ra giá trị trên 956tỷ Euro; công nghiệp thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành công nghiệp thành công ở châu Âu.
Trong hoạt động của ngành, đa dạng văn hóa cộng đồng đã đóng góp quan trọng đối với từng quốc gia và toàn khu vực. Nhờ truyền thống riêng của mỗi nước; nhu cầu thị trường phát triển mạnh khi thị hiếu trở nên rất đa dạng. Trong phạm vi cung cấp mở rộng và chất lượng đòi hỏi cao hơn; lĩnh vực này bắt đầu chịu sức ép gia tăng từ phía bên ngoài. Cùng với thách thức cạnh tranh toàn cầu, ăn uống được xác định là lĩnh vực có tác động tiêu cực về môi trường; thậm chí còn cao hơn cả giao thông vận tải và nhà ở tư nhân. Để vươt qua những khó khăn thách thức; EU đã bắt đầu từ việc nghiên cứu và phát triển nhiều dự án đổi mới sinh thái.
Cắt giảm lãng phí trong quá trình vận chuyển
Vận chuyển lương thực thực phẩm để lại lượng chất thải đáng kể, không chỉ tác động nguy hại đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Theo ước tính, quá trình bảo quản, vận chuyển gây tổn thất tới 33% lượng lương thực thực phẩm và hàng năm thế giới đã bị mất đi hơn 25tỷ Euro.
Dự án liên lạc ENBED của EU dùng cảm biến không dây để duy trì điều kiện tối ưu trong chuỗi bảo quản lạnh (do hãng CartaSense sản xuất); thiết bị quan trắc này cho phép giám sát theo thời gian thực hàng hóa mau hỏng cả trong quá trình sản xuất lẫn lưu giữ trên kệ tại các điểm bán hàng. Công nghệ CartaSense, giúp nhà kinh doanh đưa ra những quyết định kịp thời. Với nguồn điện công suất nhỏ hoặc pin tích điện, người dùng có thể giám sát liên tục điều kiện dễ hỏng nhằm tìm giải pháp đảm bảo việc bảo quản trong chuỗi cung ứng, ngăn ngừa tổn thất và khả năng phát thải; nhờ đó, tăng thêm niềm tin cho người tiêu dùng.
Sản xuất đồ uống thân thiện môi trường
Thiết bị thu hồi CO2 tại nhà máy bia gần đây có sự gia tăng đột biến thông qua các vụ mua bán, sáp nhập. Thực tế lắp đặt thiết bị thu hồi CO2 hơn 20 năm qua và sử dụng phương pháp kiểm chứng, khiến công nghệ mới khó có chỗ đứng thích hợp. Khắc phục hạn chế này, cộng đồng châu Âu đã triển khai thực hiện những dự án với quy mô đầy đủ thiết bị thu hồi khí CO2 cho nhà máy bia tiêu chuẩn (FICOB)
Dự án đã tập hợp tổ chức hàng đầu thế giới về công nghệ CO2 (Liên minh kỹ thuật U.E) và hãng bia Carlsberg Đan Mạch để thực hiện việc đổi mới và cung cấp thông tin phản hồi nhằm tinh chỉnh công nghệ. Công nghệ vận dụng không đòi hỏi nước thanh lọc CO2, nhờ đó tiết kiệm được ít nhất 4 triệu lít nước/năm cho nhà máy bia tiêu chuẩn.
Giải pháp FICO đưa ra cho phép thu hồi lượng CO2 lớn hơn, đồng thời với giảm tạp chất; mỗi tấn CO2 thu hồi tiết kiệm được 5 kWh năng lượng; tạo nền tảng cho tiết kiệm 40.000 kWh cho một nhà máy bia tiêu chuẩn. Ngoài ra, thiết bị ít phải bảo trì, tổng chi phí sở hữu giảm từ 10 đến 20% và thâp hơn 30% chi phí hoạt động so với các giải pháp trước đó.
Chuyển hóa CO2 thành chất dinh dưỡng
Cộng đồng EU đã xem xét thận trọng và coi CO2 là một nguồn tài nguyên có thể sử dụng nhằm phát triển tảo giàu chất dinh dưỡng trong các lò phản ứng quang sinh học(photo-bioreactor-PBR-). Dự án sản xuất vi tảo hàm lượng acid béo cao (PHOBIOR) đã được xây dựng và vận hành theo “chu kỳ carbon đóng” (closing the carbon cycle) dùng khí CO2 để sản xuất vi tảo Omega-3.
Lò phản ứng PBR công nghiệp đầu tiên được triển khai năm 2012 ở Áo với quy mô khối lượng quang hoạt lên tới 90.000lít; tổng mặt bằng chiếu sáng 6200m²; diện tích nhà kính nuôi tảo rộng 500m² với thời gian sản xuất liên tục từ 12 đến 14 ngày.
Trong chu kỳ vận hành, khí CO2 di chuyển qua lớp vi tảo nhờ hệ thống của PBR. Bằng cách tối ưu hóa không gian và ánh sáng mặt trời, lò phản ứng đã tạo môi trường cho tảo phát triển theo một quá trình hoàn chỉnh, liên tục. Đồng thời với nuôi dưỡng tảo, quá trình này còn giải phóng CO2 để tạo ra oxy nuôi dưỡng tảo.
Axit béo OMEGA-3 có nguồn gốc từ dầu cá, là nhu cầu thiết yếu của con người trong trao đổi chất; song điều đáng lo ngại là việc khai thác cá quá mức sẽ gây ô nhiễm thủy ngân. Với sáng tạo này, PHOBIOR có thể khai thác được nguồn axit béo Omega-3 tự nhiên và quan trọng là tránh được hiểm họa biến đổi khí hậu từ khí thải CO2 và ô nhiễm do khai thác cá quá mức.
Tre làm sạch nước thải trong công nghiệp thực phẩm
Thiết bị khắc phục thực vật (phytoremediation) dùng vào loại bỏ hoặc làm giảm tác động môi trường của chất gây ô nhiễm chứa trong đất, nước hoặc không khí được tiến hành dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống rễ tre và những vi sinh vật có có khả năng xuất tiết các hợp chất phân hủy hữu cơ chất gây ô nhiễm môi trường. Ngành công nghiệp thực phẩm châu Âu đã vận dụng rễ tre chức năng để làm sạch nươc thải trong các dự án BRITA-WATER.
Do khối lượng nước thải có chứa chất gây ô nhiễm độc hại của nhà máy chế biến thực phẩm rất lớn, dự án BRITA-WATER đã phát triển hệ thống lọc mô phỏng từ kỹ thuật sử dụng trên vùng đất ngập nước. Những bộ lọc Bambou-Assainissement đã được khởi tạo và vận hành vào tháng 9 năm 2010. Hệ thống thiết kế có khả năng xử lý đến 2000m3 nước thải hằng ngày bằng cách phá bỏ đạm hợp chất và phốt phát thải
Từ kết quả thử nghiệm; BRITA-WATER đã thu hút được sự quan tâm rộng lớn của các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là những giải pháp chuyển tiếp, nhân rộng trên thị trường xử lý nước thải để tái sử dụng.
Phân bón sinh học từ chất thải biogas
Chất thải phân hủy được (digestate) trong nhà máy khí sinh học khó quản lý nhưng lại giàu chất hữu cơ và khoáng chất đang bị bỏ phí, khó tạo ra giá trị kinh tế; ngược lại, còn trở thành yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Đối mặt với thách này, EU đã tập trung vào nghiên cứu nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng khí sinh học.
Nhờ sử dụng công nghệ cơ bản kết hợp với hóa học thủy phân, những nhà máy khí sinh học đầu tiên ở châu Âu đã tạo ra loại phân bón có giá trị cao từ sự phân giải chất thải có khả năng phân hủy. Thành công này này giúp các nhà máy khí sinh học thu được nhiều lợi ích và việc quản lý chất thải tự phân hủy đã trở nên dễ dàng hơn.
Thực hiện sáng kiến Eco-innovation tại EU có khoảng 500 cơ sở sử dụng công nghệ này. Theo đó, một số tập đoàn đã xử lý tới 900 tấn bùn/ năm trong nhà máy thí điểm. Trên quy mô công nghiệp, khi dự án kết thúc, các nhà máy thuộc EU có khả năng xử lý được 57.000tấn/năm. Ngoài giá trị phân bón sinh học (Ecofertilisers) cao mang lại; công nghệ hiện đại còn giúp tiết kiệm được 3 MWh năng lượng và giảm 11tấn khí CO2 phát thải hàng năm. Với trên 10.000 nhà máy khí sinh học hiện có, cộng đồng EU hy vọng Eco-innovation sẽ có nhiều triển vọng phát triển tương lai.
Ngành công nghiệp xây dựng xanh hơn
Khủng hoảng tài chính quốc tế, thắt chặt ngân sách khu vực công, suy thoái kinh tế và thất nghiệp cao đã ảnh hưởng nặng đến nhu cầu xây dựng. Biến động của ngành có ảnh hưởng lỡn đến suy thoái môi trường bởi trên một nửa nguyên liệu khai thác từ đất được sử dụng làm vật liệu và sản phẩm xây dựng.
Nguồn vật liệu này đã tạo ra 30% tổng lượng chất thải của khu vực EU, dưới các hình thức chất thải phá dỡ, bao gồm cả bê tông, gạch, thạch cao, gỗ, thủy tinh, kim loại, nhựa, chất dung môi, amiăng và đất đào. Phế thải được tái chế đã tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và thải vào không khí, đất và nước một lượng phế liệu đáng kể. Xây dựng và sử dụng các tòa nhà ở EU chiếm đến 35% lượng khí thải nhà kính và tiêu tốn khoảng 42% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng.
Rào cản áp dụng giải pháp sáng tạo trước thách thức phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong ngành xây dựng tồn tại dưới nhiều hình thức. Đổi mới bị cản trở bởi khu vực công là một khách hàng thống trị; phục vụ cuộc sống lâu dài trong các tòa nhà, chuỗi cung ứng phức tạp và phân mảnh cũng là những thách thức đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ đổi mới sinh thái. Nhu cầu này càng trở nên bức thiết hơn đối với ngành trong bối cảnh hội nhập toàn cầu mở rộng.
Sáng kiến Eco-innovation với những dự án đổi mới thông qua giải pháp thông minh trong kinh doanh xanh hơn được triển khai sẽ giúp ngành giảm được lượng nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng và quan trọng là giảm được chất trải gây ô nhiễm môi trường.
Để gạch cũ có cuộc sống mới
Gạch nung tốn nhiều tài nguyên và năng lượng; trong thực tế, những viên gạch nung có độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài nhiều thế kỷ. Khi phá dỡ các công trình xây dựng, người ta phải đưa chất thải đến bãi rác hoặc nghiền nhỏ để chế tác lại. Tại châu Âu, thị trường tiêu thụ tự động nhằm tái chế gạch nung (REBRICK) đã được hình thành; nhiều dự án REBRICK được phát triển nhờ công nghệ bóc tách và sử dụng quá trình phân loại tự động. Theo đó, mỗi lần thu thập, những viên gạch được tách ra sẽ được làm sạch và chuẩn bị sẵn sàng cho tái sử dụng. Mỗi mỗi viên gạch được dùng lại sẽ góp phần làm giảm 0,5kg khí thải CO2.
REBRICK thiết lập cơ sở làm sạch gạch đủ quy mô để tái tạo ở các nước khác nhau; dự án được phát triển theo quan hệ đối tác công tư cả trong phá dỡ và xây dựng ngành. Các tập đoàn thuộc EU hy vọng trong vòng 5 năm sẽ mở rộng dự án ra nhiều địa điểm thuộc Đan Mạch và tập trung mạnh mẽ ở Ba Lan, Đức là những nước còn tồn tại những cơ sở phá dỡ lớn. Nếu đạt được yêu cầu đề ra, REBRICK sẽ góp phần giảm lãng phí 24.000 tấn phế thải ngay trong năm thứ hai. Riêng cơ sở đầu tiên ở Đan Mạch sẽ giảm được tới 6.000 tấn khí CO2.
Tái chế vật liệu nhựa xây dựng
Tái chế chất thải đô thị dùng làm cốt liệu bê tông nhẹ mang lại hiệu suất cao đã được thực hiện tại nhiều quốc gia. Ở châu Âu, lượng nhựa phế thải được đốt hoặc chôn lấp ngày một gia tăng đồng thời với nhu cầu tổng hợp cao về vữa và bê tông nhẹ. Từ một nghiên cứu tại Ý, người ta nhận thấy beton nhẹ từ tái chế chất thải đô thị (NUMIX) đã được sản xuất đến 400.000tấn /năm. Dự án NUMIX của EU đã nhằm vào phát triển sản phẩm từ tái chế nhựa thành bọt polymer thay thế đất sét nở làm bê tông nhẹ đồng thời với sử dụng tổng hợp cho vữa và làm nguyên liệu hạt.
Dự án NUMIX đã sản xuất thành công nhựa tái chế thay thế hiệu quả cho đất sét nở. Với mục tiêu đặt ra đến cuối kỳ dự án, khoảng 6.000tấn vật liệu tái chế từ chất thải sẽ được đưa vào sản xuất. Bằng sử dụng chất dẻo cốt liệu nhẹ thay vì đất sét mở rộng, dự án sẽ giảm được lương nước tiêu thụ từ 10%.đến 15%
Tái chế kính xây dựng
Mặc dù có khả năng tái chế nhưng kính xây dựng gần như không được dùng lại. Thay vào đó nó thường được nghiền nát cùng với vật liệu xây dựng khác để đưa vào các bãi rác. Do thiếu quan tâm nghiên cứu, đến nay ngành xây dựng châu Âu đang thiếu dữ liệu tin cậy về vòng đời kính xây dựng; họ đang xúc tiến những hoạt động hỗ trợ để sưu tập phân loại, tái chế và sử dụng thủy tinh sau tái chế; để từ đó, có thể tiết kiệm được nguyên liệu, năng lượng và giảm được lượng khí thải CO2. Đây là vấn đề được coi như bước đầu tiên để nắm bắt mức độ thách thức nhằm xác định cách thực hành tốt nhất.
Xác định trách nhiệm trong tái chế
Tại châu Âu, lượng vật liệu nhựa sản xuất hàng năm khoảng 47 triệu tấn đi cùng chất thải cần xử lý lên tới 4,5 triệu tấn. Tái chế nhựa đã trở thành một ngành công nghiệp với trên 16.000 lao động làm việc trong 1500 công ty, chủ yếu là những DNNVV. Do thiếu truy xuất nguồn gốc vật liệu thường xuyên rời khỏi EU để tái chế ở nước ngoài; người ta đã bỏ qua tổn hại môi trường do việc vận chuyển sản phẩm nhựa trên toàn châu lục. Bằng cách cung cấp một chương trình chứng nhận tiêu chuẩn để tái chế nhựa, dự án EUCERTPLAST giúp EU thu gom chất thải để đảm bảo những gì họ cung cấp sẽ được tái chế một cách bền vững từ những đầu ra được xác nhậnvới nội dung tái chế rõ ràng và minh bạch.
Tính minh bạch hơn được xác định, làm vật liệu nhựa tái sinh trở nên hấp dẫn và chương trình này sẽ dẫn đến sự gia tăng khối lượng vật liệu tái chế. Ngoài ra, nhờ kết hợp khả năng hội nhập của các nước khác nhau; chương trình chứng nhận có thể làm giảm nhẹ gánh nặng hành chính của mỗi quốc gia.
Giải pháp chi phí thấp đối với nhà năng lượng thấp
Cellulose là một chất cách điện có hiệu quả cao, có thể cung ứng cho ngành xây dựng loại vật liệu thân thiện môi trường thay thế cho vật liệu cách nhiệt truyền thống. Tuy nhiên sự hấp dẫn của vật liệu này bị giới hạn do khó khăn trong sản xuất hàng loạt theo kích cỡ tiêu chuẩn của các tấm tường. Sáng kiến nâng cấp nhà gỗ khung bằng cách sử dụng vật liệu tái chế (INSULATFH) đưa ra giải pháp chi phí thấp cho việc sản xuất các tấm cách nhiệt và cách thức sử dụng cho nhà xưởng khung gỗ được xây dựng.
Nguyên liệu dùng để ngăn cách các tấm khung gỗ là bột cellulose từ tái chế giấy chống cháy và các vật liệu khác. Quá trình liên quan đến chất thải tái chế bao gốm chế tác giấy thành bột cách điện đểlàm đầy các tấm gỗ và sau đó bịt kín các khe hở tại chỗ. Việc nâng cấp nhà khung gỗ sử dụng vật liệu tái chế của dự án (INSULATFH) đã thực hiện theo giải pháp chi phí thấp cho nhà năng lượng thấp (low cost solutions for low energy housing) và tăng cường cách điện trong nhà gỗ khung sử dụng vật liệu tái chế (enhanced insulation in timber-frame housing using recycled materials)
Lợi ích đáng quan tâm của dự án trong điều kiệngiảm thiểu khí nhà kính là tái chế chất thải và những bao bì từ bãi rác. Dự án thực hiện đã sản xuất 1900 tấm gỗ cách điện cỡ 1m x 2,7 m, tương đương với 5130m2 . Thành công của dự án đã mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cấp những ngôi nhà năng lượng thấp.
Kinh doanh các công trình xanh
Báo cáo toàn diện về vấn đề này của EU nhấn mạnh đến lợi ích hấp dẫn đối với các bên liên quan trong suốt vòng đời của ngôi nhà xanh. Trong kinh doanh công trình xanh; người ta thường chú ý đến giá trị tài chính cả về chi phí và lợi ích; ở đây chi phí và lợi ích phát triển được nhà đầu tư chiếm giữ.
Phát hiện chính trong thực hiện dự án Eco-innovation đã tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng. Xu hướng chung đối với việc giảm chi phí công trình đang hướng vào xây dựng mã số toàn cầu chặt chẽ cả về chuỗi cung ứng vật liệu, công nghệ trưởng thành và tay nghề cao trong xây dựng và cung cấp các tòa nhà xanh
Đối với giá trị tài sản: Nhà đầu tư và khách hàng trở nên hiểu biết, quan tâm hơn đến tác động môi trường và xã hội của nơi xây dựng; những tòa nhà có thông tin bền vững gia tăng được khả năng tiếp thị. Ngoài ra, liên kết chứng minh được đặc điểm màu xanh lá cây và khả năng của các tòa nhà, sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và bán được giá cao hơn. Công trình xanh đã chứng minh được khả năng tiết kiệm thông qua giảm năng lượng, nước tiêu thụ trong hoạt động dài hạn và chi phí bảo trì thấp hơn.
Khía cạnh được quan tâm là đặc tính vật lý và môi trường của các tòa nhà có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức khỏe và hạnh phúc của người cư ngụ; điều này cũng dẫn đến lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp. Nhân tố liên quan đến rủi ro phát triển bền vững có thể ảnh hưởng đáng kể thu nhập và giá trị tương lai của tài sản bất động sản. Rủi ro pháp lý ngày càng rõ ràng hơn ở nhiều thành phố trên thế giới, cần được làm rõ cả về tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc và pháp luật cấm các tòa nhà không hiệu quả.
Bằng cách làm xanh môi trường xây dựng tại các khu dân cư và toàn thành phố, những công trình xanh có thể góp phần vào cung cấp những ưu tiên kinh tế quy mô lớn như giảm thiểu biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, bảo tồn tài nguyên và tạo việc làm, khả năng phục hồi lâu dài và nâng cao chất lượng đời sống.
Đổi mới quản lý và sử dụng tài nguyên nước
Nước là chìa khóa cho cuộc sống con người, thiên nhiên và nền kinh tế. Nhân loại rất cần nước; nước không chỉ để uống mà đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự phát triển con người.Ttrong suốt chiều dài lịch sử phát triển; từ sức mạnh của các thế hệ đến chế biến ương thực thực phẩm và đời sống xã hội hiện đại, tất cả đều phụ thuộc vào nước.
Nhu cầu nước toàn cầu đang gây áp lực lớn trên cả hai mặt chất lượng và tính sẵn sàng. Số liệu công bố gần đây cho thấy: 20% nước mặt có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng; 60% thành phố châu Âu khai thác quá mức nguồn nước ngầm và 50% vùng đất ngập nước đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Châu Âu không phải là một lục địa khô cằn; song điều đáng ngạc nhiên là gần một nửa dân số sống trong tình trạng căng thẳng về nước
Tiến trình về nước đang được thực hiện, song do thiếu nhận thức dầy đủ của công đồng liên quan đến nhu cầu sử dụng nước cẩn thận và bền vững. Mặt khác, vẫn tồn tại quan niệm sai lầm cho rằng; nước là của trời cho, rất phong phú, dồi dào và giá tiêu thụ đã không phản ánh đúng giá trị thực của nước.
Bằng cách tập trung vào tăng trưởng xanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, EU đã đưa ra nhiều cải tiến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng trong các lĩnh vực liên quan đến nước. Hành động được thực hiện với việc áp dụng giải pháp sáng tạo kỹ thuật, quản lý đã làm thay đổi sản xuất và cách tiêu dùng thông qua nhiều mô hình được dùng để nâng cao chất lượng và khả năng sẵn sàng về nước.
Sáng kiến Eco-đổi mới, hướng vào chính sách hỗ trợ nhằm tránh lãng phí và ô nhiễm bằng cách thúc đẩy sáng tạo công nghệ; cung cấp vốn kịp thời, chủ động giúp các dự án sớm ra khỏi phòng thí nghiệm để vào đời sống hàng ngày. Từ các giải pháp xử lý nước và nước thải trong những quy trình, bao gồm cả việc tái sử dụng hoặc phục hồi các chất dinh dưỡng, nhiều công ty câu Âu đã góp phần tích cực vào bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
Hiệu quả quản lý nhà máy xử lý nước thải
Xử lý nước thải tốn nhiều năng lượng nhất trong các hoạt động quản lý toàn bộ chu trình nước. Đối với xử lý nước thải, gần 50% năng lượng được dùng vào quá trình thông khí trong các lò phản ứng sinh học. Dự án nâng cao hiệu quả quản lý nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ và vừa (OptimEDAR) của EU đã phát triển hướng kiểm tra và giải pháp quản lý mới dựa trên giám sát trực tuyến thông số hóa chất và điều chỉnh hậu quả chức năng của các phản ứng sinh học.
Bằng quản lý quá trình sục khí trực tuyến, giám sát liên tục quá trình oxy hòa tan, giảm oxy hóa (Redox) và kiểm soát tốc độ quạt tự động, Dự án OptimEDAR đã ngăn ngừa được sự phát triển ồ ạt vi khuẩn dạng sợi; ngăn chặn được bùn trương nở hoặc tạo bọt khí. Kết quả thực hiện dự án cho thấy; giảm được từ 15% đến 25% năng lượng tiêu thụ, tiết kiệm 10% tổng chi phí hoạt động và nâng cao chất lượng nước thải. Những lợi ích khác được thể hiện trên các mặt: Chất lượng nước cao hơn cả về ít chất phản ứng lẫn hóa chất trong sản phẩm; năng suất gia tăng và vòng kiểm soát nước nhanh hơn.
Quy trình của dự án OptimEDA đã được đưa vào hệ thống quản lý nhà máy xử lý nước ở Romania và Tây Ban Nha để sớm nhân rộng ra toàn châu Âu.
Hệ thống lọc gia tăng nước tái sử dụng
Từ 5% đến 10% nước trong lòng đất được khai thác (extracted) để uống; song hoạt động cấp nước có nhiều lãng phí do việc rửa định kỳcác bộ lọc cát. Lượng nước thu được sau lọc cát gọi là nước rửa ngược có chứa sắt và mangan dưới dạng chất rắn lơ lửng như hạt cao tải rất khó làm sạch, gây ô nhiễm đang là tồn tại lớn. Từ những thách thức đặt ra, các nhà nghiên cứu EU thực hiện dự án “Gia tăng hiệu quả nước với công nghệ màng gốm” (IWEC) đã xác định được những mảng gốm có tiềm năng lớn trong xử lý và tái sử dụng dòng nước rửa ngược này.
Theo ước tính, nếu công nghệ này được thực hiện đầy đủ; các công ty nước uống có thể giảm được tình trạng căng thẳng trên các tầng chứa nước ngầm từ 5 đến10%. IWEC đang thiết lập một quy mô lắp đặt đầy đủ tại một số nguồn nhằm giúp các công ty xử lý sớm đưa được nước rửa ngược vào dùng như uống nước. Nếu công nghệ này được phổ cập, hàng năm EU sẽ tái sử dụng được 5,1triệu m³ nước thải. Sau khi kết thúc dự án, vào năm 2017, năng lượng tiêu thụ cho xử lý nước bằng công nghệ gốm màng có thể giảm được đến 30%.
Do hiệu suất mang lại cao trong thời gian dài với chi phí hoạt động thấp, những người thực hiện dự án IWEC lưu ý thị trường tiêu thụ và người sử dụng sau cùng nên nhanh chóng thực hiện hệ thống công nghệ này
Giảm lãng phí nước sạch đô thị
Trên thế giới hàng năm có từ 25% đến30% lượng nước sạch bị mất mát do sự rò rỉ của hệ thống phân phối nước đô thị. Phần lớn rò rỉ được phát hiện còn dưới mức thực tế và phương pháp sửa chữa truyền thống đã không đáp ứng được yêu cầu. Phương pháp chi phí cao nhằm vào giảm rò rỉ bằng cách thay thế nguồn điện lại làm bất ổn xã hội kéo dài. Tiếp cận tiên tiến về chữa rò rỉ (LEAKCURE) là một sáng tạo mang tênTrenchless.Phương pháp này sửa chữa rò rỉ thông qua những phát hiện tự động, được đánh dấu và khắc phục bằng những ống mạng điển hình mà không cần phải đào vỉa hè hoặc đường giao thông đã được EU vận dụng trong các dự án LEAKCURE.
Dự án đầu tiên nhắm mục tiêu này đã thực hiện tại nước Anh, theo hướng thiết lập quan hệ đối tác và thử nghiệm địa phương. Sau thử nghiệm, khi sự thích nghi phù hợp với bối cảnh của nơi áp dụng, dự án được mở rộng dần đến một số nước thuộc EU. Trong giai đoạn thử nghiệm, từ kết quả mang lại; dự án đượccấp giấy chứng nhận để có thể mở rộng cơ sở khách hàng.
Thay lời kết luận
Đổi mới sinh thái quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh, mà còn giúp các nền kinh tế châu Âu rộng lớn trở nên cạnh tranh và năng động hơn. Sáng kiến Eco-Innovation có khả năng hỗ trợ, đặc biệt đối với sự tham gia của các DNNVV để đạt được mức độ tăng trưởng cao của thị trường rộng lớn. Eco-đổi mới giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách bóc tách việc tiêu thụ các nguồn lực và tác động của nó đối với môi trường, tạo tăng trưởng hoàn hảo thông qua sự gắn kết giữa các vấn đề môi trường với cơ hội kinh doanh.
Sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm dự án Eco-innovation EU đã tiết kiệm được khoảng 169 triệu m³ nước; giảm được 65 tấn chất thải nguy hại; đưa lượng chất thải không nguy hại lên 609.000 tấn, đặc biệt đã cắt giảm được trên 3,7 triệu tấn khí nhà kính phát thải. Với tổng giá trị môi trường hàng năm tiết kiệm được hơn 83 triệu Euro; dự án thực hiện bước đầu đã tạo được giá trị trên 223 triệu Euro.
Từ những việc làm hữu ích trong sử dụng giải pháp thông minh để thúc đẩy kinh doanh xanh hơn của cộng đồng châu Âu, hy vọng các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách sẽ rút ra những bài học bổ ích trong tìm kiếm giải pháp thúc đẩy mạnh tăng trưởng xanh ở nước ta.
Theo greenidvietnam.org.vn
Ý kiến của bạn