Phó thủ tướng: Xử lý thế nào nếu cổ phần hóa thành tư nhân hóa?
Xung quanh dự thảo nghị định về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần...
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu dự thảo nghị định phải khắc phục được những bất cập hiện nay về quá trình cổ phần hóa.
“Có chuyện là khi bán cổ phần phổ thông thì không ai mua, rồi sau đó có cổ đông chiến lược mua hết, thì có cấm đoán việc này không?”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đặt câu hỏi khi chủ trì cuộc họp về dự thảo nghị định về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính soạn thảo, ngày 11/4.
Tại cuộc họp, ông Huệ đề nghị Bộ Tài chính làm rõ căn cứ pháp lý để sửa đổi, bổ sung các quy định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó xử lý hiệu quả các bất cập hiện nay của quá trình này.
Gợi mở 4 mục tiêu mà nghị định phải hướng tới, Phó thủ tướng cho rằng, trước hết không được để quyền lợi Nhà nước bị xâm phạm khi dư luận xã hội đang bức xúc việc định giá tài sản doanh nghiệp Nhà nước có “vấn đề”, dẫn tới thất thoát tài sản, vốn.
“Nguyên tắc là phải tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp, như việc tìm cách tính thương hiệu, lợi thế thương mại, phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, định giá đất đai”, Phó thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, ông đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa, muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì tính toán áp thuế ra sao?
Về phương pháp tính, Phó thủ tướng đề nghị ngoài phương pháp định giá tài sản thì Bộ Tài chính sử dụng thêm phương pháp dòng tiền chiết khấu để tính toán linh hoạt giá trị tài sản gắn liền với doanh nghiệp.
Mục tiêu tiếp theo của giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là hướng tới đa sở hữu doanh nghiệp, theo xu hướng vận hành của thị trường hiện đại.
“Vậy xử lý như thế nào với trường hợp cổ phần hóa thành tư nhân hóa, tài sản Nhà nước trở thành tài sản cá nhân của một số ít người?”, Phó thủ tướng nêu câu hỏi, đồng thời đặt vấn đề với các bộ, ngành và cho rằng nghị định cần phải tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, ban hành các kế hoạch cổ phần hóa.
Lãnh đạo Chính phủ cũng bày tỏ quan điểm, nhà đầu tư chiến lược trước hết phải có tư cách pháp nhân, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp khi được duyệt kế hoạch cổ phần hóa và cuối cùng mới là vốn, chứ không nên quan niệm “có tiền là làm được tất”.
Theo ông, nếu nhà đầu tư khác ngành nghề thì phải có cam kết hợp tác với một đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp. Đồng thời dự thảo cũng phải ghi rõ lĩnh vực nào, trường hợp nào thì cần nhà đầu tư chiến lược, tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược, cam kết của nhà đầu tư chiến lược.
Phó thủ tướng đề nghị, dự thảo nghị định phải phân loại cổ phiếu dành cho nhà đầu tư chiến lược, người lao động và Nhà nước theo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; đi liền với quyền và nghĩa vụ của các bên trong sở hữu cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa.
Hai mục tiêu còn lại là phải nâng cao hiệu quả và quản trị doanh nghiệp, đồng thời phải bảo vệ lợi ích Nhà nước trong một số trường hợp quan trọng, ví dụ như giữ thương hiệu quốc gia.
“Phải có quy định cổ đông chiến lược cam kết bảo vệ thương hiệu”, Phó thủ tướng đặt vấn đề và đề nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung dự thảo nghị định để đạt được các mục tiêu trên.
“Nghị định ban hành phải khắc phục được những bất cập, sơ hở, nhưng không được bày đặt thêm thủ tục hành chính vô lý, rắc rối làm cản trở quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước”, ông kết luận.
Tại cuộc họp, ông Huệ đề nghị Bộ Tài chính làm rõ căn cứ pháp lý để sửa đổi, bổ sung các quy định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó xử lý hiệu quả các bất cập hiện nay của quá trình này.
Gợi mở 4 mục tiêu mà nghị định phải hướng tới, Phó thủ tướng cho rằng, trước hết không được để quyền lợi Nhà nước bị xâm phạm khi dư luận xã hội đang bức xúc việc định giá tài sản doanh nghiệp Nhà nước có “vấn đề”, dẫn tới thất thoát tài sản, vốn.
“Nguyên tắc là phải tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp, như việc tìm cách tính thương hiệu, lợi thế thương mại, phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, định giá đất đai”, Phó thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, ông đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa, muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì tính toán áp thuế ra sao?
Về phương pháp tính, Phó thủ tướng đề nghị ngoài phương pháp định giá tài sản thì Bộ Tài chính sử dụng thêm phương pháp dòng tiền chiết khấu để tính toán linh hoạt giá trị tài sản gắn liền với doanh nghiệp.
Mục tiêu tiếp theo của giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là hướng tới đa sở hữu doanh nghiệp, theo xu hướng vận hành của thị trường hiện đại.
“Vậy xử lý như thế nào với trường hợp cổ phần hóa thành tư nhân hóa, tài sản Nhà nước trở thành tài sản cá nhân của một số ít người?”, Phó thủ tướng nêu câu hỏi, đồng thời đặt vấn đề với các bộ, ngành và cho rằng nghị định cần phải tăng cường tính minh bạch trong xây dựng, ban hành các kế hoạch cổ phần hóa.
Lãnh đạo Chính phủ cũng bày tỏ quan điểm, nhà đầu tư chiến lược trước hết phải có tư cách pháp nhân, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp khi được duyệt kế hoạch cổ phần hóa và cuối cùng mới là vốn, chứ không nên quan niệm “có tiền là làm được tất”.
Theo ông, nếu nhà đầu tư khác ngành nghề thì phải có cam kết hợp tác với một đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp. Đồng thời dự thảo cũng phải ghi rõ lĩnh vực nào, trường hợp nào thì cần nhà đầu tư chiến lược, tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược, cam kết của nhà đầu tư chiến lược.
Phó thủ tướng đề nghị, dự thảo nghị định phải phân loại cổ phiếu dành cho nhà đầu tư chiến lược, người lao động và Nhà nước theo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; đi liền với quyền và nghĩa vụ của các bên trong sở hữu cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa.
Hai mục tiêu còn lại là phải nâng cao hiệu quả và quản trị doanh nghiệp, đồng thời phải bảo vệ lợi ích Nhà nước trong một số trường hợp quan trọng, ví dụ như giữ thương hiệu quốc gia.
“Phải có quy định cổ đông chiến lược cam kết bảo vệ thương hiệu”, Phó thủ tướng đặt vấn đề và đề nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung dự thảo nghị định để đạt được các mục tiêu trên.
“Nghị định ban hành phải khắc phục được những bất cập, sơ hở, nhưng không được bày đặt thêm thủ tục hành chính vô lý, rắc rối làm cản trở quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước”, ông kết luận.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn