Quy trình giải quyết vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì quy trình giải quyết một vụ án hình sự thông thường bao gồm các giai đoạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự
Khi có các căn cứ quy định tại Điều 100 và xác định thấy có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan điều tra phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Riêng đối với tội hiếp dâm, theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì vụ án về tội phạm hiếp dâm quy định tại Điều 111 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Về thời hạn, theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 02 tháng.
2. Điều tra
Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thời hạn điều tra vụ án hính sự được quy định tại Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
- Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì thời hạn điều tra được gia hạn như sau:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 2 tháng;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 2 lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng và lần thứ hai không quá 2 tháng;
+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng;
+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Khi kết thúc điều tra, nếu đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.
3. Truy tố
Theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu xác định có tội phạm và bị can, Viện kiểm sát phải sẽ ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Xét xử sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, nếu đủ căn cứ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên sẽ ra quyết định ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn 15 ngày đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày.
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Phương Liên - Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
Ý kiến của bạn