Số doanh nghiệp rời thị trường bằng 9/10 số thành lập mới từ đầu năm
Tổng cộng có 23.904 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong quý 1...
Bình quân, mỗi ngày trong quý 1 có 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, so với con số thành lập mới là 294 doanh nghiệp/ngày.
Báo cáo kinh tế quý 1/2017 vừa được Tổng cục Thống kê công bố đã đưa ra nhiều số liệu đáng chú ý về tình hình doanh nghiệp Việt Nam quý 1/2017.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có 26.478 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 271.200 tỷ đồng, tăng 11,4% về số doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ;
Cũng trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.268 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 13,8%), trong đó có 3.008 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 92%.
Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, có 1.269 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chiếm 38,8%); có 993 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (chiếm 30,4%); có 594 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 18,2%) và có 412 công ty cổ phần (chiếm 12,6%).
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm là 20.636 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 9.942 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23,9% và 10.694 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 11%.
Tổng cộng có 23.904 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong quý 1, bằng khoảng 9/10 số doanh nghiệp thành lập mới.
Bình quân, mỗi ngày trong quý 1 có 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, so với con số thành lập mới là 294 doanh nghiệp/ngày.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý 1 năm nay, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, có 56,2% doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất; 44,2% doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 34,5% doanh nghiệp cho rằng do khó khăn về tài chính; 31,2% doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 27% doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao và 22,9% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao là yếu tố quan trọng.
Về chi phí sản xuất, có 28,3% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm quý 1 năm nay tăng so với quý trước; 7,5% số doanh nghiệp cho biết chi phí giảm và 64,2% số doanh nghiệp cho rằng chi phí ổn định.
Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 19,4% số doanh nghiệp có lượng tồn kho quý 1 năm nay tăng so với quý trước; 28,9% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm và 51,7% số doanh nghiệp giữ ổn định.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có 26.478 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 271.200 tỷ đồng, tăng 11,4% về số doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ;
Cũng trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.268 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 13,8%), trong đó có 3.008 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 92%.
Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, có 1.269 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chiếm 38,8%); có 993 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (chiếm 30,4%); có 594 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 18,2%) và có 412 công ty cổ phần (chiếm 12,6%).
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm là 20.636 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 9.942 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23,9% và 10.694 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 11%.
Tổng cộng có 23.904 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong quý 1, bằng khoảng 9/10 số doanh nghiệp thành lập mới.
Bình quân, mỗi ngày trong quý 1 có 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, so với con số thành lập mới là 294 doanh nghiệp/ngày.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý 1 năm nay, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, có 56,2% doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất; 44,2% doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 34,5% doanh nghiệp cho rằng do khó khăn về tài chính; 31,2% doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 27% doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao và 22,9% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao là yếu tố quan trọng.
Về chi phí sản xuất, có 28,3% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm quý 1 năm nay tăng so với quý trước; 7,5% số doanh nghiệp cho biết chi phí giảm và 64,2% số doanh nghiệp cho rằng chi phí ổn định.
Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 19,4% số doanh nghiệp có lượng tồn kho quý 1 năm nay tăng so với quý trước; 28,9% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm và 51,7% số doanh nghiệp giữ ổn định.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn