6 bài học lãnh đạo từ Brexit
Lãnh đạo là những người đi đầu, luôn gánh vác trách nhiệm cao nhất và định hình con đường để những người khác đi theo.
Những bất ổn chính trị trong những ngày qua cũng phần nào cung cấp chúng ta những bài học về sự thất bại và làm thế nào để thành công – như một nhà lãnh đạo.
Những người lãnh đạo doanh nghiệp tất nhiên sẽ không giống những nhà lãnh đạo chính trị, bởi họ không phải đối mặt với những vấn đề xã hội có mức độ rộng lớn hơn và ảnh hưởng của việc kinh doanh cũng không lớn như các hệ quả chính trị.
Nhưng nhìn chung, giữa lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo chính trị đều cần phải có những tố chất chung. Dù bạn có đang là CEO hay một người quản lý cấp trung đầy tham vọng, những bài học dưới đây được rút ra sau cuộc trưng cầu dân ý vừa qua ở Anh cùng hậu quả của nó có thể sẽ cung cấp những bài học hữu ích cho bạn.
1. Cảm xúc đánh bật lý luận và hy vọng áp đi nỗi sợ
Tại sao những người cầm quyền ủng hộ Brexit lại thành công? Để vận động ủng hộ Brexit, những người đứng đầu đã tập trung đánh vào tâm lý và cảm xúc của người bỏ phiếu khi gieo rắc sự lạc quan cũng như khơi gợi các chủ đề tích cực như lòng yêu nước, sự tự do và hy vọng. Trong khi các nhà vận động phiếu "ở lại" thì cứ rong ruổi ở các lý luận khô khan và những hậu quả đáng sợ từ Brexit.
Bài học ở đây là để thuyết phục ai đó đi theo hành động của mình, chúng ta cần có một nền tảng kế toán cũng như kỹ thuật tâm lý vững chắc để có thể tranh luận một cách logic và có thể phân tích cẩn thận những rủi ro mà ta có thể gặp phải.
Kể từ thời xa xưa của Aristole, các nhà lãnh đạo tài ba đã có thể nhận ra được sức mạnh của Emtional Appeal - Pathos (Khơi dậy cảm xúc - Sự truyền cảm, có sức lay động) bên cạnh Rational Argument - Logic (những lý luận logic và lý trí). Đây là những thủ thuật mà phe Brexit đã áp dụng và thành công.
2. Các chuyên gia không mang lại nhiều ý nghĩa
Cách tiếp theo để giành chiến thắng trong cuộc tranh luận như Brexit là nhà lãnh đạo cần thuyết phục người khác bằng những câu chuyện trích dẫn bằng chính cuộc đời và kinh nghiệm của họ.
Việc này hướng đến lối thuyết phục “tin tôi đi, tôi đã từng làm chuyện này rồi, tôi biết tôi đang làm gì mà”. Tuy nhiên, có một điểm đáng sợ ở đây - ở một xã hội phức tạp, chúng ta cần phải tin vào những kiến thức của người khác. Nhưng trong nhiều trường hợp, quá nhiều luận điểm khiến người nghe vứt bỏ sự cố gắng trong việc tìm hiểu thấu đáo vấn đề để biết được sự thật. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng cảm xúc để lựa chọn một luận điểm có sẵn để quyết định.
Điều này mang ý nghĩa rất lớn mà người nắm trọng trách lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có. Chuyên môn vững vàng cùng với khả năng phân tích thì chưa đủ, nếu bạn muốn thuyết phục mọi người về phía mình, bạn cũng cần phải tin tưởng vào xúc cảm bên trong và cần học cách để khai thác trực giác của mình hiệu quả hơn.
3. Vận động tuyên truyền là một năng lực vô giá
Dù nhiều người không hẳn đồng ý mọi quan điểm mà ông nói, không thể không đánh giá cao Nigel Farage, một trong những người đi đầu ủng hộ Brexit. Với vai trò là một chính trị gia chuyên nghiệp, ông từng trải qua thất bại nhiều lần để có thể được bầu làm nghị sĩ.
Khẩu hiệu của ông để kêu gọi mọi người về phe Brexit, chẳng hạn như “lấy lại sự kiểm soát”, đã thành công khi ông khai thác khéo léo vào hệ tư tưởng đề cao “tự do” trong nước, qua đó, Farage đã tạo nên một “đội quân” những người ủng hộ.
Vận động tuyên truyền là một thế lực đầy mạnh mẽ mà mọi tổ chức lớn muốn thành công đều cần phải áp dụng. Nhà lãnh đạo cần tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy an toàn để có thể bày tỏ quan điểm của bản thân, và là nơi cuộc tranh luận có thể đi đến kết quả.
4. Hiểu được hạn chế của Crowdsourcing
Crowdsourcing là hình thức giao công việc cho một cộng đồng hoặc một nhóm người, thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó. Kỹ năng crowdsourcing đã trở nên thông dụng trong những năm gần đây để có thể khai thác ý kiến và kinh nghiệm ở các doanh nghiệp lớn. Đó là một phương pháp hữu ích – nhưng cũng mang trong mình những hạn chế.
Đừng hỏi những câu hỏi quá chung chung và khó trả lời, thay vào đó hãy sử dụng những câu hỏi dễ, mang khía cạnh cá nhân. Trong cuộc trưng dân ý vừa qua, câu hỏi "nước Anh nên ở lại hay rời EU?" đã trở nên vô cùng khó khăn, do đó mà nhiều người đã trả lời một câu hỏi dễ hơn từ phe Brexit: “bạn có cảm thấy hạnh phúc với tình trạng của thế giới hiện nay không?”
Về cơ bản, điều thách thức người lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt là việc kết hợp cho đúng vấn đề đó với năng lực và động cơ của những người mà bạn đang hỏi. Đừng rơi vào cái bẫy của việc tạo ra những câu hỏi khó, bao quát và không có cấu trúc rõ ràng đối với những người mà bạn muốn thuyết phục.
5. Nhà lãnh đạo gặt hái những gì họ gieo
Bộ mặt của Brexit và cũng là thị trưởng London - Boris Johnson đã thể hiện các kỹ năng nói chuyện trước công chúng rất tốt để thuyết phục người dân. Ông xem chiến dịch Brexit như một cuộc tranh luận Oxford – lập luận thông minh và phản biện người khác mà không hề có một sự lo ngại về những hậu quả và bây giờ ông ấy đang gặt hái cho mình những phần thưởng.
Dù bạn cố gắng để giành được vị trí cao hơn trong công việc mặc cho sự cạnh tranh gay gắt, hãy luôn sống thật với bản thân và đối xử tử tế với những người xung quanh bạn. Nếu bạn trở thành một người quá “cơ hội”, hoặc bạn bắt đầu tạo ra những lời hứa suông, một ngày nào đó bạn sẽ phải trả giá cho chúng.
6. Bạn không phải là một lãnh đạo nếu như bạn không có người ủng hộ
Bài học dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở đây là khá rõ ràng. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi “Tại sao mọi người nên để bạn dẫn dắt?”. Đó chính là câu hỏi mà chúng ta nên tự hỏi bản thân – liệu mọi người có lý do nào để ủng hộ bạn không?
Đừng đợi cho đến khi bạn thấy mình bị cô lập như Jeremy Corbyn; điều đó không hề tốt lành gì cho bản thân và cả đảng của ông ấy. Hơn 20 thành viên kỳ cựu, cao cấp thuộc “nội các ngầm” của ông Corbyn - chủ tịch Công đảng Anh, đã tuyên bố từ chức để phản đối ông Jeremy Corbyn sau khi ông này không thể ngăn cản quyết định rời EU của nước Anh.
Theo Tri Thức Trẻ
Ý kiến của bạn