“Trong khi các bộ phận khác của công ty/tổ chức luôn được đòi hỏi phải tái cấu trúc và đơn giản hóa quy trình làm việc, từ đó tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, thì trong suốt một thời gian dài, marketing được xem như một chiếc “tháp ngà”, đứng ngoài những yêu cầu đó. Như thể đây là bộ phận chỉ chuyên tạo ra những mẫu quảng cáo đẹp lung linh”, Claire Cronin – Phó chủ tịch cấp cao của Virgin Atlantic cho biết tại sự kiện Festival of Marketing diễn ra ở London (Anh) hồi đầu tháng 10 vừa qua. “Để được tín nhiệm với cương vị là CMO, một nhu cầu cấp thiết là bạn phải hiểu rằng chúng ta cũng cần phải nhìn vào vấn đề tài chính”, Cronin cho biết thêm. Theo Cronin, các doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận cũ. Thay vì bộ phận tài chính đưa ra “một túi tiền” cụ thể cho một dự án và yêu cầu CMO chỉ được tiêu trong một mức giới hạn nào đó, cách tiếp cận mới là xây dựng các ngân sách marketing theo cách từ dưới lên (bottom-up). Nghĩa là, các phần việc, tiến độ và các ngân sách riêng lẻ được xây dựng trước, sau đó ngân sách của các phần việc mới được tập hợp lại để xác định tổng chi phí trực tiếp của dự án. Đồng thời, các CMO còn phải sử dụng kinh phí một cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Giải thích cho các nhà lãnh đạo khác hiểu về marketing Các nhà làm tiếp thị vẫn còn đó một nhiệm vụ: giải thích cho mọi người biết rằng các hoạt động của họ thực sự có thể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, chứ không phải chỉ có “chức năng tiêu tiền”. Julie Woods-Moss – Giám đốc marketing và sáng tạo của Công ty viễn thông Tata Communications (thuộc Tata Group, Ấn Độ) kể, tại một cuộc họp mới đây, vị giám đốc điều hành của bà cho biết sẽ tách một lượng tiền nhất định ra khỏi mảng kinh doanh cốt lõi để đầu tư cho đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thông qua việc góp ý phân bổ ngân sách, bà nhận thấy những đồng nghiệp ở các bộ phận khác đều xem bộ phận của bà như một “phòng ban tiêu tiền”. Thay vì cảm thấy bất mãn, Julie Woods-Moss đã dành thời gian để lý giải cho các đồng nghiệp hiểu cách mà đội ngũ của bà có thể tạo ra doanh thu. Woods-Moss cho biết, bản lĩnh đối phó với những định kiến như thế này và “có da mặt dày” cũng là điều mà bà tìm kiếm ở các ứng viên ứng tuyển vào Công ty. CMO là “phù thủy thương mại” Chi tiêu hiệu quả hơn cũng là vấn đề mà Philip Almond – Giám đốc tiếp thị và khán giả của Đài BBC – muốn nhấn mạnh. “Chúng tôi đang thay đổi hoàn toàn nhiều cách làm cũ. Chúng tôi từng thuê các agency bên ngoài, nhưng hiện tại chúng tôi đã chuyển sang tận dụng nguồn lực nội bộ. Sự thay đổi này giúp chúng tôi tiết kiệm được khoảng 2 triệu USD mỗi năm. Và cũng nhờ cách làm này, chúng tôi thực sự tạo ra lượng tài sản nhiều hơn 50% so với cách đây 2 năm. Chúng tôi liên tục đánh giá lại cách chi tiêu ngân sách của mình”, ông nói. Virgin Atlantic cũng đang giảm số lượng các đối tác agency. Theo Claire Cronin, vai trò của CMO không chỉ là “ảo thuật gia thương hiệu”, mà còn là một “phù thủy thương mại”. “Bạn ngày càng phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc với bộ phận kinh doanh và tài chính, vì các CMO đang được đòi hỏi phải làm được nhiều thứ hơn với mức kinh phí ít hơn”, Cronin nhận định. Đối phó với những thay đổi về công nghệ kỹ thuật sốĐối phó với cuộc chạy đua công nghệ cũng là một vấn đề lớn đối với các đội ngũ marketing. Cronin cho biết, mặc dù phải cố gắng theo kịp với cuộc đua này, các nhân viên tại Virgin đều nhận ra rằng, sự thay đổi về công nghệ giúp thúc đẩy mọi thứ liên tục tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing. Đối với Philip Almond, hiểu biết về thế giới kỹ thuật số không phải là chìa khóa để trở thành một CMO giỏi. “Tôi không lớn lên trong thời đại kỹ thuật số. Tôi biết có nhiều người trẻ hơn tôi biết nhiều về công nghệ hơn tôi. Vì vậy, điều cần làm là đừng ngại hỏi những “câu hỏi ngớ ngẩn”. “Không ai biết được mọi thứ, điều đó hết sức bình thường. Với tôi, vai trò của CMO là phối hợp những kiến thức, kỹ năng mới dựa trên những nền tảng cơ bản về xây dựng thương hiệu”, ông chia sẻ.
Các giám đốc marketing hãy ra khỏi \"tháp ngà\"
Không phải chỉ thực hiện các video thương mại “đẹp lung linh” để tự hào đem khoe với đồng nghiệp, vai trò của các CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing) hiện đại đã có nhiều khác biệt hơn xưa.
http://khoinghiep.org.vn
Ý kiến của bạn