Chính phủ sẽ “soi” kỹ quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Sẽ xử lý một số doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ...
Ban Chỉ đạo sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký ban hành chương trình công tác 2017 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quy mô lớn; cổ phần hóa và chuyển các công ty nông, lâm nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Ban Chỉ đạo sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp tại các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kết hợp kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP; kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tổng hợp và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có đủ điều kiện để cổ phần hóa theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và căn cứ Quyết định của Thủ tướng về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa, trình Thủ tướng phê duyệt; triển khai thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cùng với đó là theo dõi, đánh giá, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); kết quả thoái vốn nhà nước; tình hình xử lý vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; xử lý một số doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ....
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tính đến cuối 2016 đã sắp xếp được 6.010 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 4.508 doanh nghiệp.
Nếu tính từ 2001, từ chỗ cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực, đến năm 2011 có 1.369 doanh nghiệp Nhà nước thì đến cuối 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.
Theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt, từ 2017 - 2020 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước, tập trung ở 4 bộ, ngành, 32 địa phương và 4 tập đoàn kinh tế.
Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2017, cả nước đã có 96,5% số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng tổng số vốn cổ phần hóa mới chỉ có 8%.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quy mô lớn; cổ phần hóa và chuyển các công ty nông, lâm nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Ban Chỉ đạo sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp tại các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kết hợp kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP; kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tổng hợp và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có đủ điều kiện để cổ phần hóa theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và căn cứ Quyết định của Thủ tướng về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa, trình Thủ tướng phê duyệt; triển khai thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cùng với đó là theo dõi, đánh giá, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); kết quả thoái vốn nhà nước; tình hình xử lý vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; xử lý một số doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ....
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tính đến cuối 2016 đã sắp xếp được 6.010 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 4.508 doanh nghiệp.
Nếu tính từ 2001, từ chỗ cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp Nhà nước, dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực, đến năm 2011 có 1.369 doanh nghiệp Nhà nước thì đến cuối 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.
Theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt, từ 2017 - 2020 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước, tập trung ở 4 bộ, ngành, 32 địa phương và 4 tập đoàn kinh tế.
Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2017, cả nước đã có 96,5% số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng tổng số vốn cổ phần hóa mới chỉ có 8%.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn