Công nghệ mới giúp điện thoại tự lắp ráp mà không cần đến bàn tay con người
Smartphone "xếp hình" đã lỗi thời rồi, giờ đây đã có công nghệ mới giúp điện thoại có khả năng tự lắp ráp mà chẳng cần đến bàn tay của con người.
Chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng lại là sự thật, mới đây các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa công bố đã phát minh được công nghệ mới giúp điện thoại có thể tự lắp ráp mà không cần đến bàn tay thủ công của con người.
Theo đó, chiếc điện thoại được chia làm 6 phần nhỏ khác nhau và mỗi "mảnh ghép" đều có cấu trúc đặc biệt gồm các thỏi nam châm nhỏ giúp chúng có thể kết nối với nhau dễ dàng. Tuy nhiên, để điện thoại có thể tự lắp ráp được, chúng cần phải có sự hỗ trợ của một lồng xoay, tương tự như lồng xoay máy giặt trong nhà của bạn vậy.
Các mảnh ghép điện thoại
Bỏ các mảnh ghép vào lồng xoay và trong một khoảng thời gian, bạn đã có một chiếc điện thoại hoàn chỉnh hệt như vừa được phép màu của Doraemon can thiệp. Đây là một ý tưởng khá hay, nhưng cũng có một số người sẽ đặt câu hỏi rằng phát minh này sẽ có lợi ích gì?
Thực ra, sáng chế này cực kỳ hữu ích, bởi các nhà máy khi áp dụng phương pháp lắp ráp này sẽ giảm bớt đi lượng nhân công rất nhiều, từ đó chi phí thuê nhân công sẽ giảm xuống và tất nhiên giá thành điện thoại từ đó cũng rẻ hơn.
Hiện sáng chế của họ chỉ mới áp dụng cho các loại điện thoại cơ bản, tuy nhiên hy vọng trong thời gian không xa các nhà nghiên cứu MIT sẽ cho ra đời phương pháp mới áp dụng được cho cả smartphone tân tiến, nhờ đó giá thành bán ra sẽ phù hợp hơn với nhiều người dùng.
Theo Tri Thức Trẻ
Ý kiến của bạn