>> Fintech: Điểm sáng gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam
Bên cạnh những thương vụ thành công
Theo số liệu thống kê từ Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học & công nghệ, Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2021, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam ghi nhận 88 thương vụ đầu tư với tổng giá trị hơn 1,3 tỷ USD.
Trong bối Điều này cho thấy, trong bối cảnh Covid-19, Việt Nam đã ghi dấu ấn với những màn gọi vốn ngoạn mục hàng trăm triệu USD ở các lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (EdTech), thương mại điện tử, game, chăm sóc sức khoẻ,...
Cụ thể như Tiki đã huy động thành công 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA dẫn đầu, giúp đưa định giá của công ty lên gần 1 tỷ USD. Mục tiêu của Tiki là mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai. Sàn thương mại điện tử này đã tích cực đầu tư vào nâng cao năng lực vận hành, đội ngũ quản lý, nhân viên giao hàng và đặc biệt là cơ sở hạ tầng logistics...
Trong thời kỳ bùng nổ của tiền điện tử, NFT, Việt Nam cũng xuất hiện một “ngôi sao” gọi vốn gây ấn tượng mạnh trên cộng đồng quốc tế, đó là game Axie Infinity thuộc Skymavis được phát triển bởi phần lớn đội ngũ là người Việt. Đến nay, tựa game này đã trở thành là dự án NFT lớn nhất từ trước đến nay với cộng đồng người chơi trên khắp thế giới.
Từ năm 2019, Sky Marvis đã nhận được 9 triệu USD đầu tư, với 1,5 triệu USD vòng hạt giống và đến tháng 5/2021, công ty này huy động được thêm 7,5 triệu USD vòng gọi vốn Series A. Ngày 5/10 cùng năm, nhà phát hành tựa game Axie Infinity công bố đã gọi vốn thành công 152 triệu USD ở vòng Series B với sự tham gia của quỹ đầu tư Andreessen Horowitz. Theo The Information, sau vòng gọi vốn thứ hai, định giá công ty Sky Mavis được nâng lên mức 3 tỷ USD.
Đáng chú ý, thương vụ gọi vốn vào tháng 12/2021 đã đưa một doanh nghiệp Fintech trở thành kỳ lân mới của Việt Nam đó là MoMo - ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam khi công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E), với số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD. Vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Mizuho - Ngân hàng Toàn cầu Nhật Bản.
Trong xu hướng xanh hoá, một doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của cộng đồng là Dat Bike – công ty sản xuất xe máy điện Việt Nam. Cuối năm 2022, Dat Bike công bố gọi vốn thành công thêm 8 triệu USD, nâng tổng số vốn đã huy động lên 16,5 triệu USD. Theo ước tính của Venture Cap Insights, định giá Dat Bike theo đó chạm mốc 32 triệu USD.
Ngày 27/3/2023, Đại sứ quán Anh đã chọn ra 9 dự án xanh đầu tiên tại Việt Nam để tham gia chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) của Chính phủ Anh, trị giá 11,8 triệu bảng Anh, trong đó có dự án của startup xe điện này.
Tại thời điểm gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam năm 2019, Nhà sáng lập Dat Bike đã phải hứng chịu màn vùi dập không thương tiếc từ dàn "cá mập". Trong khi chiếc xe điện của Dat Bike bị shark Việt chê nguy hiểm, thì shark Nguyễn Hoà Bình cho rằng startup này đang tạo ra một sản phẩm mà chưa chắc người tiêu dùng đã cần, có cũng được không có cũng được. Tuy nhiên từ đó đến nay, Dat Bike ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.
Mới đây nhất, tháng 4/2023, công ty khởi nghiệp sáng tạo MindX trong mảng EdTech đã nhận được khoản đầu tư 15 triệu USD từ quỹ của Singapore.
MindX là công ty chuyên về đào tạo kỹ năng công nghệ cho người Việt ở nhiều lứa tuổi. Dự án hiện có cơ sở tại nhiều thành phố, kết hợp với hình thức đào tạo qua các lớp học online về công nghệ và lập trình, như lập trình blockchain, phân tích dữ liệu, thiết kế UI-UX, kiểm thử phần mềm.
>> "Cửa" gọi vốn cộng đồng đang khép lại
Là những quả “bom xịt”
Bên cạnh đó, cũng có những thương vụ dù nhận được vốn đầu tư “khủng” song cuối cùng vẫn phải tuyên bố phá sản.
Một sự việc đang thu hút cộng đồng gần đây là sự thất bại của Dự án xe đạp in 3D do bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng là Sonny Vũ triển khai
Nổi tiếng nhất phải kể đến thương hiệu The Kafe, khi huy động thành công 5,5 triệu USD ngay vòng gọi vốn đầu tiên từ các quỹ đầu tư tại London và Hong Kong vào năm 2015. Tuy nhiên không lâu sau, chuỗi F&B này bị đối tác tố chây ì công nợ và chiếm dụng vốn kinh doanh đến hàng tỷ đồng.
Tháng 10/2016, nhà sáng lập Đào Chi Anh tiết lộ trên trang cá nhân cô không còn đảm nhiệm chức vụ CEO. Một thời gian sau, các cửa hàng của The KAfe cũng đóng cửa. Mặc dù đến giữa năm 2019, nhà sáng lập này có đặt mục tiêu kêu gọi 200.000 USD để xây dựng lại The Kafe nhưng đã không thành công khi chỉ huy động được 2.200 USD.
Trong khoảng thời gian này, sự sụp đổ của WeFit - startup tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực sức khỏe và thể hình tại Việt Nam cũng gây chấn động. Đầu năm 2019, startup này công bố gọi vốn thành công 1 triệu USD cho vòng đầu tư pre-series A từ các quỹ CyberAgent Capital, KBInvest và một số nhà đầu tư thiên thần khác.
Đến khi phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, WeFit đã tuyên bố dừng hoạt động tất cả các sản phẩm từ 8h ngày 11/5/2020.
Tương tự, là cái tên đình đám trong lĩnh vực Protech (ứng dụng công nghệ vào bất động sản), vừa qua, startup Propzy cũng đã bị hạ gục hoàn toàn bởi Covid-19. Trước đó, Propzy huy động được số vốn khá lớn, cụ thể tính đến năm 2020, công ty này đã huy động được 37 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có SoftBank Ventures Asia.
Một sự việc đang thu hút cộng đồng gần đây là sự thất bại của Dự án xe đạp in 3D do bà Lê Diệp Kiều Trang và chồng là Sonny Vũ triển khai. Theo đó, năm 2020, bà Trang và chồng tham gia trực tiếp điều hành startup Arevo hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy in 3D và các sản phẩm từ in 3D.
Hai vợ chồng bà đã mở dự án sản xuất xe đạp (loại thường và loại chạy điện) in 3D từ vật liệu composite sợi carbon, mang thương hiệu Superstrata. Dự án đã được đưa lên trang web Indiegogo để gọi vốn. Đây là trang web dành cho các nhà khởi nghiệp muốn kêu gọi sự đầu tư từ các cá nhân trên toàn thế giới để phát triển một sản phẩm từ “trứng nước” thành sản phẩm hoàn thiện (trên thế giới có 2 trang web nổi tiếng trong lĩnh vực này là Indiegogo và Kickstarter).
Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn về chất lượng xe, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty Arevo như đặt xe nhưng không được giao hàng, hoặc gửi email nhưng không được phản hồi, xe được giao chậm, phải trả thêm phí vận chuyển… Thậm chí, một số ý kiến còn tố ông Sonny Vũ và bà Trang lừa đảo.
Tính cho đến khi dự án đóng cửa, hai vợ chồng vị doanh nhân đã nhận được hơn 7 triệu USD từ các nhà đầu tư trên Indiegogo và 25 triệu USD từ các nguồn khác. Phía bà Trang cho rằng, cũng bởi đại dịch, 7,2 triệu USD huy động được từ các nhà đầu tư đã đổ hết vào nhà máy sản xuất, phụ tùng xe đạp, chi phí "ba tại chỗ", chi phí vận tải tăng gấp nhiều lần sau Covid-19 khi nhập nguyên liệu đầu vào, lương kỹ sư công nhân...
Những lùm xùm này đang gây ra nhiều ý kiến trong cộng đồng thời gian qua, một vị chuyên gia cho rằng “chuyện khởi nghiệp thất bại là “như cơm bữa”. Nhưng qua đó cũng gợi mở ra những bài học đắt gía cho không chỉ các startup, những người đi kêu gọi vốn, mà còn cho cả những người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư
Ý kiến của bạn