Lãnh đạo khác vẫn luôn là "cái gai" trong mắt nhân viên của mình
Trên báo chí, họ chẳng khác nào các vị thần. Còn sau lưng, đặc biệt là dưới con mắt của các nhân viên, Steve Jobs hay Jeff Bezos luôn khó tính, tàn nhẫn, thậm chí là chẳng ai ưa. Tại sao lại có sự đối lập này?
Tất cả chúng ta đều thích tưởng tượng về các nhà lãnh tài ba giống như những mẫu người lý tưởng của nhân loại hội tụ đầy đủ các yếu tố: mạnh mẽ, thông minh, lịch lãm, bình tĩnh…đúng vậy chứ?
Họ rất dễ hòa hợp với nhau, và hơn thế nữa, hầu hết những ai đã từng gặp họ đều cảm thấy rõ ràng rằng họ đã bị chia cắt để trở thành những nhà lãnh đạo vĩ đại…?
Chúng ta đều nhầm hết cả. Trên thực tế, những con người vĩ đại mà chúng ta luôn khen ngợi, ghen tị ấy lại cũng chính là những nhân vật gây ra nhiều sự tranh cãi và chỉ trích nhất.
Hãy cùng tìm hiểu 5 ví dụ về phong cách lãnh đạo của những nhân vật nổi tiếng này và cách thức thực hiện chủ nghĩa phân biệt của họ đã giúp họ thành công như thế nào:
1. Steve Jobs
Có vô vàn những ví dụ về hành vi thờ ơ, kiêu căng và tỏ vẻ bề trên của Steve Jobs, một phần do thái độ của ông thường không quan tâm tới những gì người khác nghĩ. Ông thường đưa ra những câu hỏi mang tính cá nhân trong các cuộc phỏng vấn cố tình khiến cho các ứng cử viên tiềm năng rơi vào trạng thái căng thẳng. Ông sẽ sa thải nhân viên mà không hề có một thông báo bất kỳ nào trước cho họ. Ông có một chính sách đó là không khoan dung cho những sai lầm và thất bại.
Mặc dù chính vì những thói quen đó đã khiến ông bị chính công ty của mình sáng lập nên sa thải, và cũng nhờ những thói quen đó ông quay trở lại và biến Apple thành một công ty lớn mạnh như hiện nay.
2. Jeff Bezos
Văn hóa doanh nghiệp mà Jeff Bezos đã tạo ra ở Amazon được một Giám đốc nhân sự ở công ty này gọi là "Chủ nghĩa Darwin", một chính sách tàn nhẫn đòi hỏi hiệu suất lao động cao và sẽ có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra nếu như ai không tuân thủ.
Sẽ có rất nhiều kỳ vọng, và đặc biệt những sai lầm sẽ không bao giờ được chấp thuận hoặc bất cứ điều gì cản trở việc tăng năng suất lao động của bạn, kể cả các vấn đề cá nhân. Nếu không bạn sẽ được liệt kê vào danh sách những nhân viên nằm trong "kế hoạch đổi mới", một từ ngữ biểu thị sự nguy hiểm của việc kết thúc mọi thứ.
Tuy nhiên, những người có khả năng cạnh tranh và năng suất lao động cao sẽ không có bất cứ vấn đề gì trong nền văn hóa khắc nghiệt này, và Amazon đã tạo nên một lịch sử về sự thành công với nền văn hóa đổi mới này.
3. Larry Ellison
Là một trong những người giàu nhất thế giới, Larry Ellison, người sáng lập nên Oracle, đã có một thành công lớn trong việc tìm kiếm những tài năng tuyệt vời. Điều này được xác nhận bởi thực tế rằng, hầu hết các nhà điều hành của Oracle đã tạo ra hoặc quản lý một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ hiện đại. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo của Ellison cũng gặp khá nhiều sự chỉ trích.
Vì trên thực tế, ông được miêu tả là một con người có tính cạnh tranh cao, sử dụng sự sợ hãi và lòng tham lam của người khác để làm công cụ tạo động lực và khuyến khích cạnh trạnh nội bộ mỗi khi có cơ hội.
4. Andy Grove
Andy Grove, là cựu Giám đốc điều hành của Intel, ông có vẻ tử tế hơn nhiều so vơi những người lãnh đạo khác trong danh sách này, và thậm chí ông còn từng được tạp chí Time vinh danh với danh hiệu là "Người đàn ông của năm" vào năm 1997. Tuy nhiên, ông đã có một phong cách lãnh đạo gây tranh cãi, nổi bật là sự nóng tính.
Ông vô cùng nuông chiều nhân viên của mình, và bỏ qua những lỗi nhỏ như đi làm muộn, và ông đã giúp cho tất cả nhân viên của mình đạt tiêu chuẩn cao một cách lố bịch.
Ông không ngừng phát triển và nhìn xa tới tương lai, kết quả là ông đã xây dựng thành công và biến Intel thành một kẻ bất khả chiến bại.
5. Travis Kalanick
Travis Kalanick đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích khi ông khuyến khích chủ nghĩa phân biệt giới tính trong môi trường làm việc khắc nghiệt của Uber, đó cũng chính là lí do khiến cho công ty này sụp đổ sau khi nó phát triển vô cùng nhanh và mạnh. Tuy nhiên không thể phủ nhận được rằng chính những sự điên rồ và cách làm việc đầy cạnh tranh của Kalanick là những yếu tố quan trọng ảnh hướng tới sự thịnh vượng của đế chế kinh doanh về mạng lưới giao thông vận tải và taxi này với giá trị khoảng 70 tỷ USD.
Trong những năm đầu mới bắt đầu thành lập công ty, Kalanick luôn thúc đẩy nhân viên và mở rộng quy mô của công ty không ngừng nghỉ, và chỉ sau khi nhận quá nhiều lời chỉ trích ông mới buộc phải xin từ chức. Chủ nghĩa phân biệt giới tính là thứ không thể dung thứ trong bất kỳ môi trường văn hóa công sở nào, nhưng tính cạnh tranh và sự tàn nhẫn luôn là những công cụ tạo ra giá trị.
Tại sao các nhà lãnh đạo giỏi nhất thường có chủ nghĩa phân biệt
Dưới đây là 5 lí do giải thích tại sao:
Yêu cầu rõ ràng, cụ thể: Các nhà lãnh đạo có tư tưởng chủ nghĩa phân biệt thường có những yêu cầu rất cụ thể, chi tiết và cam kết quyết liệt để đạt được nó. Chính vì thế mà những chính sách này không linh hoạt, luôn đòi hỏi rất cao và có thể lọc ra những ai không phù hợp với mỗi nét văn hóa riêng của từng công ty.
Tính duy nhất: Những nhà lãnh đạo có khuynh hướng thúc đẩy hoặc phá vỡ những quy tắc cũng tạo ra sự tranh cãi, nhưng nếu chỉ đi theo những quy tắc "đúng" và chỉ thực hiện những gì được mong đợi lại dẫn tới tính tự mãn của người lãnh đạo.
Tính duy nhất cũng là một yếu tố khiến cho các lãnh đạo tạo ra sự tranh cãi khi phá vỡ khuôn mẫu, tách biệt mình khỏi sự cạnh tranh và tạo những dấu ấn lớn trong các ngành công nghiệp họ đang phát triển.
Kỳ vọng cao: Các nhà kinh doanh thường có xu hướng phân biệt là vì những kỳ vọng quá cao của họ, họ không có nhiều sự khoan dung cho những thất bại và luôn đòi hỏi nhân viên của họ hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất có thể. Theo đó, họ thường thúc đẩy nhân viên đổi mới để làm việc hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
Đam mê và lòng trung thành: Chính những công ty lớn gây ra nhiều tranh cãi là những công ty luôn tạo cảm hứng cho nhân viên và thúc đẩy lòng trung thành của họ, kể cả những người tiêu cực nhất.
Bạn không nên hành động như một kẻ ngu xuẩn chỉ vì những lợi ích, bạn cũng không nên cố tình đưa ra những quyết định tạo ra sự tranh cãi, chỉ trích. Luôn giữ đúng chừng mực và có tầm nhìn riêng để tạo động lực cho nhân viên làm việc với tinh thần say mê nhất có thể, ngay cả khi làm mếch lòng họ.
Hãy nhớ những điều này khi bạn đang phát triển phong cách lãnh đạo cho riêng mình. Có thể bạn cũng sẽ trở thành một nhà lãnh đạo mang chủ nghĩa phân biệt, nhưng vẫn tạo ra sự ảnh hưởng rộng lớn.
http://khoinghiep.org.vn/
Ý kiến của bạn