MỘT SỐ GÓP Ý VỀ DỰ THẢO LUẬT DOAH NGHIỆP SỬA ĐỔI
HỘ KINH DOANH CẦN CÓ MỘT LUẬT RIÊNG ĐỂ PHÁT TRIỂN
HỘ KINH DOANH CẦN CÓ MỘT LUẬT RIÊNG ĐỂ PHÁT TRIỂN
TS. Trần Duy Khanh
Viện trưởng – Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC
Hộ kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cả nước có trên 5,14 triệu hộ kinh doanh, trong đó tỷ trọng hộ kinh doanh trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 80%, còn lại là trong ngành công nghiệp - xây dựng.. Hộ kinh doanh đang có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Các hộ kinh doanh đã tạo ra việc làm và mang lại thu nhập cho 8,6 triệu người lao động có trình độ tay nghề thấp và lao động giản đơn, chiếm khoảng từ 59%-75% so với số lao động làm việc trong khu vực DN. Hộ kinh doanh không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo trực tiếp cho chính chủ hộ, mà còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, người nghèo ở thành thị và nông thôn. Nhờ có hộ kinh doanh, người nghèo, nhất là khu vực nông thôn mới được tiếp cận các hàng hoá, dịch vụ nhanh hơn với giá cả bình dân. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ hộ kinh doanh đang hoạt động tại các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống - một phần của văn hoá dân tộc Việt Nam. Đồng thời, hộ kinh doanh, cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, thúc đẩy mô hình khởi sự kinh doanh phổ biến ở Việt Nam nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít ràng buộc về tổ chức quản lý, phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, vùng miền và không quá đòi hỏi cao về năng lực tài chính, chi phí vốn thấp, chủ yếu sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh…Vì vậy chúng tôi đề nghị
1.Không nên đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi, Cần xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Để đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp, không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh, bởi:
- Bản chất hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là không phù hợp.
- Hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần.
- Xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh đặc thù, nên cần phải được điều chỉnh bởi luật riêng, chứ không thể chịu sự điều chỉnh chung của Luật Doanh nghiệp. vì như vậy Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ không thể bao hàm được hết, sẽ gây khó khăn và sáo trộn cho hàng triệu hộ kinh doanh đang hoạt động..
- Số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn, trên 5,14 triệu hộ. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tránh những tác động bất lợi tới hoạt động của các hộ kinh doanh…
Từ những phân tích trên, tôi đề nghị sớm xem xét ban hành luật riêng đối với hộ kinh doanh để tạo sự bình đẳng cho các hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý, các hộ kinh doanh, nơi sinh kế hàng chục triệu người, đóng góp trên 30% GDP đất nước. Trong thực tế việc vận động các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp đang chưa hiệu quả. Trong khi việc quản lý 5,14 triệu hộ kinh doanh này là việc lớn, phải có luật để có động lực phát triển.
2. Góp ý về một số bất hợp lý và mâu thuẫn trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Điều 187c. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, ghi: 1. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định sau:
a) Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập.
b) Chủ hộ kinh doanh và các thành viên gia đình liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản chung của các thành viên gia đình tham gia thành lập hộ đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên gia đình thành lập.
Thực tiễn, Hộ kinh doanh chỉ do cá nhân vợ, chồng hoặc con cái kinh doanh, các thành viên khác trong gia đình không tham gia góp vốn hoặc kinh doanh, nếu bắt “các thành viên gia đình liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản chung” là bất hợp lý, bởi chồng, con cái làm công chức nhà nước, hoặc nghỉ hưu, chỉ có người vợ mở kinh doanh bán hàng kiếm thêm, mọi thành viên khác trong gia đình không quan tâm hoặc không tham gia hoặc không biết (ví dụ: Quán bán nước chè ngay tại gia đình, hoặc uqna gội đầu cắt tóc..)…sao bắt các thành viên gia đình cùng chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh?, trong khi quy định vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn không có?..Đây là điều vi phạm pháp luật, ai làm người đó chịu trách nhiệm, chứ không thể bắt bố mẹ, anh em, họ hàng cùng chịu trách nhiệm và Điều 187c mâu thuẫn ngay với Điều 187b: Thành lập Hộ kinh doanh: 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình đăng ký thành lập. Trường hợp các thành viên gia đình thành lập hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Hoặc, có những câu từ ghi trong Điều 187c. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh rất khó hiểu và tối nghĩa…, Cụ thể: 1. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định sau: a) Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập.
Qua một số phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn, chưa nhất quán của Ban soạn thảo
Hà nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020
Ý kiến của bạn