Tuy nhiên, đứng trước quyết định sa thải, nhà lãnh đạo cũng phải chú ý đến các yếu tố để quá trình này diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tối đa các thiệt hại và đem lại lợi ích cho công ty? 

Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan

Với bất kì quyết định nào, bạn cũng phải dựa trên những đánh giá khách quan nhất. Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá cẩn thận những lợi ích cũng như thiệt hại mà nhân viên này mang lại cho công ty.

Nhà lãnh đạo có thể lập bảng so sánh yêu cầu về trách nhiệm cụ thể với kết quả làm việc của nhân viên đó và cả kết quả làm việc của nhân viên ở vị trí tương tự. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến các trưởng nhóm, các nhân viên để ghi nhận lại những thông tin khác nhau.

Đừng vì những mâu thuẫn và tranh cãi trong công việc mà tìm mọi cách để sa thải nhân viên đó. Điều này không chỉ trái với quy định của pháp luật mà còn gây mất lòng tin của nhân viên ở các điều khoản chung của công ty. 

Chú ý đến vấn đề pháp luật

Sa thải nhân viên là phương sách cuối cùng khi nhà lãnh đạo không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra, nhà quản lý cần đảm bảo quyết định đó không vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, bộ luật lao động ở bất kể quốc gia nào cũng đều có những quy định chặt chẽ, kèm theo các hình phạt dành cho người sử dụng lao động trong trường hợp sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng.

Vì vậy. trước khi sa thải một nhân viên, bạn hãy chuẩn bị tất cả mọi lý lẽ để bảo vệ cho quyết định sa thải, tránh các vụ kiện tụng và những khoản bồi thường không cần thiết. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động để giúp công ty tránh khỏi những rắc rối có thể xảy ra. 

Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết

Để tránh những tranh cãi không đáng có, bạn nên chuẩn bị đầy đủ bằng chứng, đánh giá về những thiệt hại mà nhân viên đó gây ra. Các công ty nên cân nhắc những yêu cầu của nhân viên bị sa thải bởi bất kì sự cam kết nào đang còn hiệu lực đều ảnh hưởng đến việc duy trì, đảm bảo bí mật cho các công việc kinh doanh. Điều này có thể giúp công ty tránh khỏi những vụ kiện tụng không đáng có. 

Trò chuyện trước khi nhân viên đi

Nếu bạn là nhân viên bị sa thải, chắc chắn bạn muốn biết nguyên nhân, suy nghĩ của lãnh đạo về công việc của mình. Là một nhà lãnh đạo, bạn không nên chỉ gửi một email cho thôi việc mà hãy gặp mặt trực tiếp và trò chuyện với nhân viên đó. Từ đó, bạn có thể thấu hiểu suy nghĩ của họ, đồng thời có những tư vấn, hỗ trợ cho công việc sau này. Biết đâu, những ý kiến, suy nghĩ của nhân viên có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả công việc thì sao. 

Thông báo sa thải trên tinh thần tôn trọng nhân viên

Khi nhân viên không còn là một thành viên hiệu quả trong nhóm hoặc tệ hơn, trở thành một gánh nặng, thì đến lúc cần phải xem xét việc sa thải.

Nhưng dù gì đi nữa thì họ cũng đã có một khoảng thời gian làm việc, cống hiến cho công ty. Vậy nên hãy để họ ra đi với một thái độ tôn trọng và lịch sự.

Hãy gửi một thông báo với những ghi nhận đóng góp và cảm ơn vì sự nỗ lực trong suốt thời gian qua. Điều này sẽ giúp công ty nhận được sự tôn trọng từ chính nhân viên của mình. 

Thanh toán đầy đủ các khoản chi phí

Phần lớn những khiếu nại của người bị sa thải liên quan đến việc không chi trả các khoản chi phí sau khi thôi việc. Vì vậy, nếu nhân viên còn những những khoản lương, thưởng ưu đãi hay tiền ứng trước phục vụ cho công việc của công ty thì họ hoàn toàn có thể lên tiếng đề nghị phòng hành chính nhân sự, kế toán… thanh toán.

Đừng vì một khoản tiền nhỏ mà tốn kém những chi phí lớn hơn vào các vụ kiện tụng không đáng có. 

Thu hồi tài sản công ty

Chắc chắn trước khi nhân viên thôi việc thì phải hoàn trả lại đầy đủ tài sản của công ty, cả tài sản hữu hình lẫn vô hình (ví dụ như các bí mật kinh doanh, các mối quan hệ đối tác…).

Điều này nên được quy định cụ thể trong điều lệ và quy định của công ty. Phòng nhân sự nên lập một biên bản bàn giao tài sản giữa các bên để tránh các tranh chấp về sau. 

Tuyển được người thay thế

Để tránh công việc bị ngưng trệ thì đòi hỏi công ty phải tuyển được người thay thế vị trí trước khi nhân viên đó nghỉ việc. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng phải dự trù một khoảng thời gian thích hợp, đủ để người mới tiếp cận và làm quen với công việc.

Điều này không chỉ giúp cho công việc suôn sẻ mà còn đảng bảo sự thông suốt, trôi chảy giữa các vị trí trong công ty.