Rà soát điều kiện kinh doanh mới chỉ ở bước khởi đầu
Việc cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm điều kiện kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Chính phủ trong thời kỳ tới.
Gần 3.000 điều kiện kinh doanh được quy định dưới dạng Thông tư đã hết hiệu lực kể từ 1/7/2016, thay vào đó là 50 Nghị định đã và sẽ được ban hành thay thế. Những đột phá này đem lại tín hiệu vui cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo về hàng nghìn điều kiện kinh doanh khác hiện vẫn tồn tại trong Luật, Nghị định và các văn bản chuyên ngành của các Bộ, ngành và địa phương gây cản trở quá trình hoạt động kinh doanh.
Phóng viên Bnews đã có cuộc trò chuyện với ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Việc cắt giảm đến hơn 3.000 điều kiện kinh doanh ban hành dưới dạng các Thông tư mà Chính phủ vừa thực hiện sẽ mang lại những kết quả như thế nào thưa ông?
Việc cắt giảm hơn 3.000 điều kiện kinh doanh quy định dưới dạng Thông tư được thực hiện theo yêu cầu của Luật Đầu tư năm 2014.
Điều này xuất phát từ quy định rằng điều kiện kinh doanh thì không được phép quy định ở cấp Bộ, ngành, nó ảnh hưởng tới quyền kinh doanh của người dân nên chỉ cấp Nghị định trở lên thì mới được phép ban hành.
Quy định này đã có từ năm 2005 nhưng sau hơn 10 năm thực hiện phải đến Luật Đầu tư 2014 mới được triển khai một cách nghiêm túc.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu phải cải cách triệt để thủ tục hành chính trong kinh doanh
Việc Chính phủ đặt ra thời hạn xóa bỏ toàn bộ các điều kiện kinh doanh quy định dưới dạng thông tư trong dịp 1/7/2016 cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong nỗ lực thực hiện rất nghiêm túc Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới.
Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Những tín hiệu rất tích cực trước hết được thể hiện ở tinh thần Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải đi được vào cuộc sống.
Lẽ ra ngay khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã có hiệu lực từ 1/7/2015 thì các Bộ, ngành phải vào cuộc ngay, sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh trong các Thông tư của ngành mình. Nhưng phải đến tháng 4/2016 vừa rồi các Bộ, ngành mới thực sự vào cuộc và nó dẫn đến tình trạng rất nhiều Nghị định được soạn thảo một cách gấp gáp, cấp tập.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy được một tín hiệu rất quan trọng của Chính phủ là phải thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành thực sự vào cuộc trong việc rà soát các điều kiện kinh doanh.
Lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các Bộ, ngành phải ngồi lại với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản l ý kinh tế Trung ương (CIEM) là một viện nghiên cứu độc lập dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo của Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có sự rà soát rất tích cực.
Đây là những tín hiệu thể hiện việc cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm điều kiện kinh doanh cũng đang được Chính phủ đặt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ tới.
Vậy mốc thời điểm 1/7/2016 có phải là quá gấp gáp không thưa ông?
Tôi vẫn nghĩ giá như quá trình này được bắt đầu sớm hơn. Trong mấy tuần vừa rồi ngồi lại với các Bộ để rà soát các điều kiện kinh doanh, chúng tôi thấy mặc dù đã rất nỗ lực nh ưng sức ép về thời gian khiến cho quá tr ình này diễn ra ch ưa được như ý muốn.
Theo tôi, quá trình này cần phải tham vấn một cách rộng rãi ý kiến của các doanh nghiệp một cách nhiều hơn.
Việc rà soát các điều kiện kinh doanh sẽ được tiếp tục nhằm đẩy mạnh tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện Nghị quyết 03 và
Nghị quyết 19 của Chính phủ
Do thời gian ngắn khi cuối tháng 4 các Bộ, ngành mới bắt đầu vào cuộc nên 50 Nghị định này được ban hành theo quy trình rút gọn có nghĩa là không nhất thiết phải lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động (doanh nghiệp và ng ười dân), cũng không phải thực hiện các tổng kết đánh giá, cũng không phải tiến hành lên kế hoạch dự báo tác động…
Quy trình này đảm bảo tiến độ nhưng nó ảnh hưởng đến quyền được tham gia của người dân và ảnh h ưởng đến một phần nào chất lượng của các Nghị định.
Vậy ông có những lo ngại về chất lượng Nghị định mới ban hành?
Việc chuyển đổi từ Thông tư lên Nghị định thể hiện yêu cầu của Luật, đồng thời thể hiện sự đánh giá một cách công bằng hơn trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của người dân.
Nhưng rà soát lại thì các điều kiện kinh doanh đang được quy định tại cấp Thông tư có chất lượng chưa cao. Nhiều điều kiện kinh doanh được quy định rất kém minh bạch, dễ dãi, chẳng hạn quy định rằng doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện phải có đủ các thiết bị theo yêu cầu.
Nếu chuyển các điều kiện kinh doanh vốn đang nằm tại cấp Thông tư như vậy lên Nghị định, Nghị định hóa nó đi mà không có một sự rà soát thì cộng đồng kinh doanh đặc biệt lo ngại.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phải rà soát các điều kiện kinh doanh theo tinh thần minh bạch và phù hợp
Vì vậy mà trong hàng tuần lễ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phải ngồi lại để rà soát theo tinh thần tất cả điều kiện kinh doanh nào chưa minh bạch thì phải minh bạch hóa và những điều kiện nào chưa phù hợp thì phải bãi bỏ, đặc biệt là phải rút ngắn thời gian.
Rõ ràng là có một sự vào cuộc rất quyết liệt ở đây chứ không phải chỉ đơn thuần là mang toàn bộ mấy chục Thông t ư lên thành một Nghị định trong cũng lĩnh vực. Vì vậy, thời gian vừa rồi mặc dù gấp gáp, quá trình xem xét chưa kéo dài nhưng đã rất tích cực. Với cá nhân tôi là đã hài lòng hay chưa thì chắc chắn là chưa, giá như có thêm thời gian nữa thì sẽ tốt hơn.
Như vậy, theo ông, công việc rà soát điều kiện kinh doanh đã có thể xem là kết thúc sau ngày 1/7?
Tôi cho rằng là chưa vì như tôi đã nói quá trình thảo luận về các dự thảo điều kiện kinh doanh như vừa rồi cho thấy là có thể làm cho quy trình minh bạch hơn, một số điều kiện cụ thể hơn, tích cực hơn.
Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề lớn chưa thảo luận được, chẳng hạn như trong quá trình rà soát VCCI cũng đặt vấn đề một số ngành nghề quy định điều kiện kinh doanh chưa phù hợp cần phải bãi bỏ như: kinh doanh mũ bảo hiểm hay nhượng quyền thương mại vì nhượng quyền thương mại chỉ là một mô thức kinh doanh chứ không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Những kiến nghị như vậy hiện chưa giải quyết được v ì còn liên quan đến các quy định thuộc các Luật khác, do vậy Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo “một Luật sửa nhiều Luật” để giải quyết những vướng mắc này.
Một điều chắc chắn nữa là 50 Nghị định được quy định mới hay hơn 3.000 điều kiện kinh doanh vừa được các đơn vị chức năng rà soát chưa phải là toàn bộ điều kiện kinh doanh của Việt Nam hiện tại.
Đây chỉ là những điều kiện kinh doanh hiện đang nằm ở cấp Thông tư và còn rất nhiều điều kiện hiện đang nằm sẵn trong Luật rồi thì dịp này chưa xem xét, đánh giá.
Tôi vẫn cho rằng mốc thời gian 1/7/2016 mới chỉ là thời điểm bắt đầu và đánh giá giấy phép kinh doanh về sau cần phải đẩy mạnh một cách quyết liệt hơn trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 và Nghị quyết 35, Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Xin cám ơn ông!
Theo Bnews
Ý kiến của bạn