Thay đổi tư duy - chìa khóa chuyển đổi thành công (Bài 1): Không quay lại trạng thái “cũ”
Áp lực cạnh tranh phải chuyển đổi trở thành điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp
Áp lực cạnh tranh phải chuyển đổi trở thành điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp.
Thay đổi tư duy là "quân át chủ bài" để thành công trong mọi sự chuyển đổi
Trong kỷ nguyên số hiện nay, hầu hết con người đã sử dụng công nghệ số để giải quyết tất thảy các vấn đề của xã hội. Và vì vậy, áp lực cạnh tranh phải chuyển đổi trở thành điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp.
Biện chứng lịch sử đã cho thấy trong quá trình hình thành và phát triển, có thể nói, hầu như các công ty và các tổ chức đều đã từng thực hiện hoặc chí ít là nghĩ đến việc "chuyển đổi". Đây là một quá trình tự hoàn thiện và phát triển.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải tất cả các "chuyển đổi" đều thành công.
Theo một nghiên cứu của McKinsey, tỉ lệ chuyển đổi thành công chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi những nỗ lực cho việc chuyển đổi nhưng không đáp ứng các mục tiêu đặt ra lại chiếm tới 70%. Khảo sát này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi, liệu phải làm gì để tăng tỉ lệ thành công khi chuyển đổi.
Trong qui luật tự nhiên, thay đổi tư duy giúp đạt được hiệu quả tương tự như việc biến một con sâu bướm thành một con bướm hoặc một con nòng nọc thành một con ếch.
Chuyển đổi là quá trình tự hoàn thiện và phát triển.
Khi nhân viên được tiếp cận với những cách nhìn mới cho họ và tổ chức của họ, họ không bao giờ có thể quay lại một trạng thái "cũ", giống như bướm và ếch không thể trở lại hình dạng trước đây của chúng.
Thay đổi tư duy là "quân át chủ bài" để thành công trong mọi sự chuyển đổi và để đạt được, trước tiên, các nhà lãnh đạo phải xác định giới hạn tư duy, sau đó điều chỉnh lại chúng một cách thích hợp và cuối cùng đảm bảo rằng nhân viên không trở lại các hình thức hành vi trước đó.
Bài viết này đem đến cho độc giả một trải nghiệm về quá trình thay đổi tư duy, với một sự nhấn mạnh đặc biệt về lý do tại sao giai đoạn thay đổi cá nhân lại rất quan trọng và khó khăn như vậy.
(Nguồn https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/getting personal-about-change)
(Còn tiếp)
Ý kiến của bạn