CEO cần 3 kỹ năng này để tạo dựng niềm tin trong doanh nghiệp
85% nhân viên không sẵn sàng chia sẻ với sếp về các vấn đề của công ty vì thiếu niềm tin.
Sự thiếu niềm tin nơi công sở là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình làm việc. Khảo sát CEO Toàn cầu năm 2016 cho biết 55% CEO tham gia khảo sát nhận thấy sự thiếu niềm tin là mối đe dọa chính cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác khẳng định.
Trong bối cảnh đó, truyền thông giữ vai trò nuôi dưỡng, bảo vệ niềm tin trong nội bộ doanh nghiệp. Vai trò của truyền thông nội bộ thể hiện rõ khi cấp quản lý và nhân viên không giao tiếp được với nhau, các chiến lược kinh doanh sẽ vận hành sai, mục tiêu dự án lẫn mục tiêu tài chính đều không đạt được, nhân viên mất kết nối với tổ chức và năng suất làm việc cùng giảm sút.
Ở vai trò lãnh đạo, các CEO cần tạo dựng văn hóa thảo luận với tinh thần xây dựng cho nhân viên, đặc biệt khuyến khích nhân viên cởi mở đối thoại về những thử thách, mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức. Bạn cần giúp nhân viên hiểu rằng mâu thuẫn là điều tất yếu trong cuộc sống, dù ở văn phòng hay nhà riêng. Điều quan trọng là chúng ta cần học cách xử lý, thay vì né tránh mâu thuẫn.
Từ kinh nghiệm điều hành công ty Steinbrecher and Associates, Susan Steinbrecher đã nhận thấy nếu các CEO xử lý được 3 điểm yếu sau, các nhân viên sẽ sẵn sàng xây dựng và duy trì niềm tin nơi công sở.
1. Kỹ năng điều tiết cảm xúc
Trạng thái cảm xúc của nhà lãnh đạo cũng như các cá nhân khác trong tổ chức sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin giữa các thành viên. Để làm việc hiệu quả, các nhân viên của bạn cần nắm vững kỹ năng điều tiết cảm xúc cá nhân.
Ngoài công việc, tình trạng mất khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân đang gây ra nhiều hệ quả không tốt trong xã hội hiện nay, như sự gia tăng của xung đột trên đường phố, bạo lực học đường, tình trạng ly hôn...
2. Kỹ năng xử lý xung đột
Bên cạnh kiểm soát cảm xúc, thiếu kỹ năng xử lý xung đột cũng là vấn đề phổ biến trong đời sống công sở ngày nay. Khi xung đột không được xử lý hoàn toàn, các cá nhân sẽ không còn nhu cầu hợp tác, làm việc cùng nhau. Sự đồng cảm, thấu hiểu cạn kiệt dần nơi công sở dẫn đến thực tế là chúng ta không chấp nhận được những khác biệt trong quan điểm của đồng nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này chính là bầu không khí căng thẳng, mong muốn giành chiến thắng bằng mọi giá của từng cá nhân trong những buổi làm việc, thảo luận chung trong công ty.
3. Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp
Bất kể bạn có năng lực chuyên môn giỏi đến đâu, nếu không có khả năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp thì sự nghiệp của bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ở góc nhìn quản lý, khi chất lượng các cuộc giao tiếp với nhau xuống thấp, nhân viên sẽ có xu hướng "bỏ ngoài tai" những quan điểm khác biệt, và nghi ngờ các sáng kiến của đồng nghiệp.
Để tạo ra được môi trường truyền thông, giao tiếp lành mạnh, người lãnh đạo cần thể hiện được năng lực truyền thông, khả năng điềm tĩnh và thấu hiểu người khác của mình. Sự vững vàng của người lãnh đạo sẽ thúc đẩy nhân viên dần điều chỉnh hành vi bản thân theo hướng tích cực hơn.
http://khoinghiep.org.vn
Ý kiến của bạn