CUỐI NĂM THĂM KHU BIÊN MẬU SỐ 1 TRUNG QUỐC
Đoàn Doanh nhân Viện APEC do Tiến sỹ Trần Duy Khanh Viện trưởng dẫn đầu đã đi thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Chen - Chủ tịch hội đồng Quản trị -Tổng Giám đốc Tập đoàn Chúng Tường (Quảng Tây)
Những ngày cuối năm 2016, đoàn Doanh nhân Viện APEC do Tiến sỹ Trần Duy Khanh Viện trưởng dẫn đầu đã đi thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Chen - Chủ tịch hội đồng Quản trị -Tổng Giám đốc Tập đoàn Chúng Tường (Quảng Tây) để tham quan Thành phố biên mậu số 1 tại Bằng Tường - Trung Quốc.
Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC tặng hoa Tổng Giám đốc Tập đoàn Chúng Tường
Thành phố biên mậu số 1 Trung Quốc tọa lạc tại tại thành phố phía Nam Trung Quốc - thành phố Bằng Tường xinh đẹp. Cửa khẩu Hữu Nghị - một cửa khẩu nổi tiếng và được mệnh danh là " một trong chín cửa khẩu lớn" từ hàng nghìn năm nay đã được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn là khu miễn thuế tổng hợp trên đất liền duy nhất của Trung Quốc vào năm 2008.
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
Đoàn Viện Doanh nhân APEC thăm quan phòng tranh tại TP Bằng Tường
Trung Quốc quy định chặt chẽ, chỉ các doanh nghiệp (DN) của các tỉnh biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mới được quyền kinh doanh biên mậu và được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu (XNK), các cơ chế về tài chính, về quản lý của chính quyền địa phương biên giới. Với mỗi nước, Trung Quốc đều có chính sách riêng để quy định các DN được quyền kinh doanh biên mậu khác nhau. Đối với khu vực biên giới với Việt Nam (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây), những DN được quyền kinh doanh biên mậu, gồm: Thứ nhất, các DN có quyền XNK, có thể trực tiếp kinh doanh XNK biên giới. Thứ hai, các DN có quyền kinh doanh ủy thác XNK biên giới, những DN này phải được sự phê chuẩn của cơ quan chủ quản cho phép làm thủ tục đại lý ủy thác dài hạn, được quyền kinh doanh XNK và phải trả một khoản phí đại lý nhất định. Thứ ba, các DN không có quyền kinh doanh XNK, chỉ có quyền ủy thác. Loại DN này phải ký hợp đồng đại lý biên mậu ủy thác cho 2 loại DN trên và phải trả một khoản phí đại lý nhất định.
Đoàn Viện Doanh nhân APEC tham quan Khu Biên Mậu
Trung Quốc có các chính sách ưu tiên cho các thành phố biên mậu, toàn bộ số tiền thuế xuất nhập khẩu thu được để lại cho địa phương đầu tư hạ tầng cơ sở. Trung Quốc giao quyền cho chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu, theo nguyên tắc: Mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; mức thuế cấp huyện, thị quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách trung ương.
Trung Quốc cho phép các địa phương biên giới được quyền phê chuẩn các dự án hợp tác, gia công biên mậu trong phạm vi địa giới hành chính của mình. Đối với các dự án thương mại, cấp huyện được phép phê duyệt các mức đầu tư tương đương 2 triệu USD. Với các dự án đầu tư vào ngoại thương, hai năm đầu được miễn thuế, từ năm thứ 3, 4 và 5 giảm 50%. Đối với DN được phép hoạt động biên mậu Trung-Việt, chỉ nộp thuế nhập khẩu bằng 50% thuế nhập khẩu thông thường và 50% thuế VAT ở khâu hải quan. Do đó, mức chênh lệch khá cao so với mức thuế nhập khẩu trung bình của TQ là 12% và VAT là 17%...
Đoàn Viện Doanh nhân APEC tham quan sơ đồ khu biên mậu số 1 Trung Quốc
Tập đoàn đầu tư Chúng Tường - Quảng Tây được giao xây dựng khu thương mại biên mậu trên diện tích lớn hơn 500 mẫu, với số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ nhân dân tệ. Khu thương mại biên mậu được xây dựng ở Lũng Vài, cách đường quốc lộ số 1 khoảng trên 1km, địa hình đẹp, giao lưu thuận lợi, là nơi giao lưu lớn hàng hóa, nông sản giữ Việt Nam và Trung Quốc. Tại Khu thương mại biên mậu các hàng hóa của Việt Nam và Trung Quốc đều được ưu tiên về thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc đầu tư kinh doạnh, buôn bán ở khu biên mậu đều được ưu tiên thuê cơ sở hạ tầng, thuế xuất nhập khẩu và các chính sách khác...
Viện Doanh nhân APEC và Công ty CP BHN Việt Nam đã thống nhất đặt Văn phòng thường trực tại Khu biên mậu số 1 Bằng Tường để hỗ trợ cho các các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại khu biên mậu từ đầu năm 2017.
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu giao lưu, buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc hãy liên hệ với Viện Doanh nhân APEC hoặc Công ty CP BHN Việt Nam để được hỗ trợ. Với phương châm "đoàn kết, hợp tác, chung giữ niềm tin, phát triển ổn định, thắng lợi cùng hưởng" Tập đoàn Chúng Tường mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển bền vững.
Một số hình ảnh đoàn Viện Doanh nhân APEC thăm thành phố biên mậu số 1 - Trung Quốc
Khánh Duy
Ý kiến của bạn