TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC

TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC.

- Hệ sinh thái khởi nghiệp đã trở thành phong trào trên cả nước. Với mục tiệu 1,2 triệu DN trong bối cảnh hiện nay thì mục tiêu này có đạt được hay không?

- Xin hỏi Quỹ hỗ trợ DNNVV – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiêu chí hỗ trợ DN 2017 có 4 tiêu chí và kéo dài tới bao giờ? Liệu 2018 có gì khác nữa không?

- Quyết định 844 ra đời hầu hết tập trung hỗ trợ cơ sở vật chất, vườn ươm… và rất nhiều hỗ trợ khác cho hệ sinh thái. Nhưng tôi thấy chương trình đào tạo khởi nghiệp chưa thấy rõ ràng. Xin hỏi ai xây dựng chương trình này và chương trình như thế nào?

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, năm 2013, bà Thạch Lê Anh có đến gặp Bộ KHCN bày tỏ quan điểm Việt Nam nhất định phải phát triển khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo chứ không phải khởi nghiệp để mưu sinh theo một cách đơn thuần. Đất nước phải hướng tới 1 triệu DN là các DN khởi nghiệp nói chung, trong đó có 1 phần nhỏ là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau đó Bộ KHCN đã xây dựng đề án 844 phát triển khởi nghiệp sáng tạo, có yếu tố sáng tạo để gây khác biệt và nó mau chóng phát triển mở rộng và được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư.

VCCI đã làm khởi nghiệp từ năm 2001, nhưng làm rất âm thầm, thực sự từ 2014 đến nay khởi nghiệp đổi mới mới tạo được làn sóng lớn và suy nghĩ về khởi nghiệp đã dần được thay đổi.

Để làm khởi nghiệp sáng tạo theo đề án 844 chúng tôi đã mời đầy đủ bộ ngành địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân thành công vào ban chỉ đạo này. Mọi người với ý thức của mình đã chủ động triển khai, các hoạt động, sự kiện liên tiếp diễn ra và đến tháng 11 này chúng tôi sẽ làm tổng kết các hoạt động khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo. Chúng tôi sẽ mời các nhà đầu tư, quỹ khởi nghiệp đến đánh giá và quyết định đầu tư.

Về phía các bạn có ý tưởng khởi nghiệp hãy đến các trung tâm đào tạo khởi nghiệp, trung tâm của chị Thạch Lê Anh và rất nhiều cơ sở trên cả nước để được xem xét, lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo… nuôi dưỡng ước mơ của mình.

Ông Hoàng Xuân Hòa – Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, hiện nay số DN Việt Nam có khoảng gần 500 nghìn, trong đó chiếm tới 80% là DNNVV. Con số đưa ra là đến năm 2020 sẽ đạt 1 triệu DN được dựa trên cơ sở tính toán: số DN lấy từ hộ kinh doanh cá thể (hiện nay đang là 4658 hộ - các hộ mang tính kinh doanh theo hộ gia đình); các mô hình hợp tác xã nâng cấp lên thành những mô hình DN ứng dụng công nghệ cao; các starup ứng dụng công nghệ thông tin.

Ông Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương.

Ông Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương.

“Vấn đề là làm thế nào để chuyển đổi mô hình hoạt động của hộ gia đình , hợp tác xã thành các doanh nghiệp. Với sự quyết tâm của Chính phủ và sự đồng hành của DN Việt Nam thì tôi tin tưởng rằng năm 2020 sẽ đạt được 1 triệu DN” – ông Hoà nói.

Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, con số 1 triệu doanh nghiệp startup “tử vong” ở Mỹ hay ở Singapore cũng là bình thường. Vấn đề là chúng ta quyết tâm làm đến đâu. Các nhà đầu tư hôm nay có thể tham khảo các đề án, căn cứ khẩu phần của mình để quyết định đầu tư. 

Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đề án 844 tạo ra tiền đề của sự kiết nối để các anh, những nhà đầu tư chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm cho các startup trẻ, nó là cần thiết trong bối cảnh hiện tại.

Về cơ chế chính sách, cần có sự phân bổ sao cho đúng người đúng việc, Nhà nước làm gì? tư nhân làm gì? đào tạo lĩnh vực gì? Mọi cơ chế chính sách phải đi vào cuộc sống, tránh xây dựng quá nhiều quỹ, quá nhiều chương trình mà không có đánh giá hiệu quả thực hiện.

Cùng với đó, quan hệ hợp tác công tư lẫn nhau là không thể thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận TW

Ông Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận TW.

Chia sẻ tại Diễn đàn ông Nguyễn Văn Thạo – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận TW cho biết, chúng ta cần mở rộng khái niệm khởi nghiệp, ý tưởng, con người cũng như lĩnh vực khởi nghiệp. Ví dụ, giữa hai đối tượng DN khởi nghiệp và DNNVV không nên quá cứng nhắc, bởi trong số DNNVV có đối tượng là DN khởi nghiệp.

Hay như ông cho rằng, đối tượng chính của khởi nghiệp không nên chỉ gói lại chính là sinh viên mà phải nên thêm là các đối tượng giảng dạy, nghiên cứu, các cán bộ quản lý đổi mới DN… có những ý tưởng mang tính đổi mới sáng tạo cho đơn vị hoặc tự thân phát triển để thành lập DN.

“Về lĩnh vực chính chúng ta cũng không nên chỉ nghĩ đến là lĩnh vực công nghệ thông tin và nông nghiệp. Bởi thực tế lĩnh vực nào cũng có thể khởi nghiệp chỉ cần chúng ta có ý tưởng tốt” – ông Thạo nhấn mạnh.

CÁC NGUỒN LỰC KHỞI NGHIỆP VÀ VAI TRÒ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Phiên thảo luận thứ hai do ông Phạm Ngọc Tuấn –Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp điều phối.

Các vị diễn giả tại phiên thảo luận.

Các vị diễn giả tại phiên thảo luận.

Các diễn giả tham gia thảo luận gồm: Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp SCSI; Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (sYs); Ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Chủ tịch Hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp; Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp, Chuyên gia đổi mới sáng tạo; Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp Việt Thương.

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp cho biết, sau câu chuyện trao đổi chung về hệ sinh thái khởi nghiệp chúng ta đã có hình dung cụ thể, chắc chắn sẽ không có công thức chung cho tất cả. 

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp.

"Hôm qua phiên họp CEO SUMMIT 2017 tại Đà Nẵng đã đưa ra 6 cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Nhưng bản thân tôi rất tâm đắc với định nghĩa của vị Tổng Giám đốc Công ty Coca Cola “Với Coca Cola thì mỗi một doanh nghiệp là một hệ sinh thái khởi nghiệp” và đây chính là chủ đề mà chúng ta sẽ trao đổi. Chúng tôi sẽ chọn vấn đề chủ đạo". - ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, chúng ta nên đi vào khái niệm trước và nên phân ra thành hai nhóm đối tượng. Một là doanh nghiệp khởi nghiệp SME là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Hai là nhóm starup trên nền tảng công nghệ."Cần phân biệt rõ các đối tượng để khi đi vào giải pháp sẽ có những thách thức phù hợp với từng nhóm. Chúng ta không thể gộp hai nhóm này vào một" - ông Tuấn cho biết.

Ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Chủ tịch Hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp cho biết, khởi nghiệp Startup và SME đang khác nhau rất nhiều. 

Ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Chủ tịch Hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp

Ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Chủ tịch Hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp.

Chúng ta nói về khởi nghiệp Startup, khác biệt đầu tiên là về quy mô. Quy mô startup lớn hơn rất nhiều, tạo thành team để làm việc. Còn với khởi nghiệp SME thì chỉ 1 hoặc 1 vài người.

Thứ hai là vốn: Khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo cần rất nhiều vốn, trong khi khởi nghiệp theo hướng SME thì bình thường.

Thứ ba là mức độ tăng trưởng: Doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo phát triển rất nhanh còn khởi nghiệp SME thì phát triển ở mức bình thường theo hướng tạo nguồn thu, lợi nhuận.

Thứ tư, khởi nghiệp SME thường tập trung ở từng vùng, địa phương còn doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì vươn ra thế giới là mục tiêu của họ.

Còn sáng tạo là như thế nào? Đơn giản là các bạn tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới, có giá trị cho cộng đồng, cho xã hội và có tính đặc thù.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp SCSI đã chia sẻ về ngành công nghiệp hỗ trợ và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SCSI). 

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp SCSI

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp SCSI.

Ông Nguyễn Vân cho biết, theo Nghị định số 111/2015, Chính phủ ban hành ngày 03/11/2015 Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà nước - Chính phủ Việt Nam đang trọng tâm phát triển các lĩnh vực CNHT gồm: dệt – may; da – giày; điện tử; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm cnht cho công nghiệp công nghệ cao.

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SCSI) đã ra đời với nhiều hoạt động: tổ chức triển khai các hội nghị - diễn đàn định hướng hỗ trợ khởi nghiệp và hợp tác cung cầu nguồn nhân lực trong ngành CNHT và CNHT cho công nghệ cao; liên kết, hợp tác với các tổ chức giáo dục, trường đại học, trường đào tạo nghề. các cơ quan, viện nghiên cứu trên địa bàn hà nội và vùng thủ đô Hà Nội; thúc đẩy hợp tác hỗ trợ khởi nghiệp cùng DNNVV; đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; ươm mầm dìu dắt các bạn trẻ có dự án, đề án phát triển các sản phẩm hoặc lĩnh vực trong ngành cnht và cnht cho công nghệ cao. từ đó phát triển các dn sme – các start-up trong ngành CNHT; tổ chức các đoàn học viên, sinh viên tới thăm các cơ sở nhà máy sản xuất của doanh nghiệp; kết nối thực tập sinh, đào tạo thực tiễn... tuyên truyền, phổ biến các chính sách, cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp nhà nước – chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội ban hành.

Ông Vân cũng cho biết, SCSI cũng sẽ thực thi những kế hoạch hành động cụ thể trong năm 2018 – 2019 liên quan đến công tác “khởi nghiệp – khởi tạo” như: tiếp tục liên kết hợp tác với những tổ chức giáo dục, trường đại học, trường đào tạo nghề; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp SME trong ngành CNHT và CNHT cho công nghệ cao; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác. kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp thành viên hansiba cùng tham gia các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp…

Bà Đỗ Thị Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (sYs) cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức một cuộc tranh biện giữa hai doanh nhân khá nổi tiếng, đó là “hai cá mập” là ông Trần Vương và ông Phú Sunhouse. Trong cuộc tranh biện này chúng tôi đưa ra chủ đề có nên khởi nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ hay không? Trong khi ông Trần Vương cho rằng không, bởi nó đòi hỏi nhiều tiềm lực cứng, tiềm lực lớn lớn và cho rằng các bạn trẻ sẽ “vỡ mặt” giống bản thân ông Vương, thì ông Phú lại cho rằng có, bởi theo ông Phú các bạn trẻ cần làm chậm, làm bền. Các bạn sẽ không bao giờ “chết” nếu có quan hệ đứng đắn với đối tác và khách hàng. Các bạn khởi nghiệp sẽ suy nghĩ và quyền chọn là của các bạn". 

Bà Đỗ Thị Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp

Bà Đỗ Thị Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (sYs).

Từ câu chuyện trên, bà Tú Anh tin rằng các bạn trẻ đã có thể nhìn thấy câu chuyện của khởi nghiệp. Các bạn khởi nghiệp rất cô đơn, không biết đi hướng nào, gặp hai anh “cá mập” thì mỗi người một ý không biết tin ai. Cùng với đó, ở Việt Nam các bạn khởi nghiệp không được đào tạo bài bản, những doanh nhân thành công đã phải tự làm, tự ngã và tự đứng dậy.

Vậy, để tránh các bạn trẻ đi vào bước xe đổ, cần có cơ chế nào đó tập hợp các nguồn lực lại. Trong khi đó, từ môi giới hay “cò” được cho là rất nhạy cảm và không được chân trọng nhưng đây là nghề nhiều kỹ năng, tận dụng được nhiều tiềm lực xã hội tạo ra giá trị chung. "Chúng tôi với trung tâm của mình cũng vậy, chúng tôi chỉ môi giới, nếu các bạn khởi nghiệp muốn có một chỗ ngồi, sẽ được tiếp cận với những menter có thể hỗ trợ startup Việt. Nhưng liệu startup có biết để tiếp cận những chương trình và tiềm lực như vậy? Như mô hình của anh Dũng. Vậy họ sẽ đi đâu để tìm. Đây là lý do Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của Trung Ương đoàn được thành lập". - bà Tú Anh nói.

Cũng theo bà Tú Anh, bên cạnh nguồn lực vốn từ doanh nhân, họ còn cũng cấp cho các startup có những bài học kinh nghiệm từ thất bại. Đó mới chính là những câu chuyện xương máu mà startup cần biết để tránh. Và đó cũng chính là trách nhiệm xã hội của các doanh nhân đi trước, dạy cho các bạn trẻ cách thất bại nhanh nhất. "Đó là những điều chúng tôi muốn mang đến cho các bạn khởi nghiệp". - bà Tú Anh khẳng định.

Về câu chuyện chính sách, Nghị định về đầu tư mạo hiểm sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018, tuy nhiên lại thiếu vắng hoàn toàn ý kiến của nhà đầu tư, của doanh nghiệp khởi nghiệp trong suốt quá trình xây dựng Nghị định. Vậy Nghị định này sẽ hỗ trợ cho ai, trong khi nhà đầu tư cần biết nguồn lực họ đầu tư đi vào đâu, còn phía Nhà nước thì cần huy động nguồn vốn nhàn dỗi này, làm sao để thay đổi thái độ đầu tư của dân chúng, do đó chúng tôi mong muốn kết nối cộng đồng.

Tại phiên thảo luận, ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã đặt câu hỏi cho ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Có khung đánh giá nào cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không, có được hỗ trợ nào không? 

Ông Tùng cho biết, trước Cách mạng 4.0, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần xác định hàm lượng sáng tạo trên cơ sở như thế nào để chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong khi đó, ông Trần Trí Dũng – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ cho rằng, để doanh nghiệp đi ra thế giới, đầu tiên bạn phải có đổi mới sáng tạo. Bạn phải có được một mô hình kinh doanh tốt, một mô hình kinh doanh có thể nhân rộng và áp dụng được khoa học công nghệ vào mô hình kinh doanh.

Ông Dũng lấy ví dụ đơn giản nhất là trong lĩnh vực kinh doanh taxi. Chúng ta có nhiều hãng taxi áp dụng phần mềm vào trong mô hình kinh doanh của họ, nhưng nó chỉ phục vụ cho công ty của họ, cho hoạt động kinh doanh của họ tại địa phương chứ ko thể nào mang sang quốc gia khác, các địa hình khác chẳng hạn. Trong khi đó Uber thì mang mô hình của họ đi khắp nơi trên thế giới, và có thể nhân rộng nó ở bất kì đâu.

Chúng ta có thể hình dung một mô hình kinh doanh, một mô hình đổi mới sáng tạo cho họ. Đây chính là ví dụ khác biệt nhất để chúng ta có thể hình dung về một mô hình kinh doanh, một mô hình đổi mới sáng tạo. Vậy nếu chúng ta muốn có thành công thì chúng ta phải có mô hình tốt, mô hình có thể áp dụng khoa học công nghệ, đồng thời có thể nhân rộng ra thì khi ấy chúng ta sẽ thành công tại thời đại 4.0.

Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp, Chuyên gia đổi mới sáng tạo chia sẻ vai trò của các DN SMEs trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Theo đó, nhằm hướng tới mục tiêu 1 triệu DN đến năm 2020 thì các DN SMEs có rất nhiều vai trò, trong đó, có hai vai trò quan trọng: Thứ nhất, vai trò tư vấn cho các nhóm khởi nghiệp. Thứ hai, giai đoạn đầu tư cho các hoạt động khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp, Chuyên gia đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp, Chuyên gia đổi mới sáng tạo.

Về yếu tố đầu tiên, ông Trung cho rằng, DN SMEs đặc biệt là lãnh đạo DN này vai trò tư vấn hết sức quan trọng. Họ có thể giúp DN khởi nghiệp “chết ngay” từ khi cho rằng ý tưởng không tốt nhưng đồng thời họ cũng có thể giúp các bạn khởi nghiệp thành công nếu chia sẻ các bài học kinh doanh cụ thể ở từng lĩnh vực.

Tuy vậy, ông Trung cũng cho rằng, ở chiều ngược lại các lãnh đạo DN SME lại nhận được năng lượng từ các bạn trẻ, nhận được những ý tưởng táo bạo từ các bạn trẻ để tạo ra sinh khí mới cho DN của chính mình.

Về hỗ trợ đầu tư vốn phải nói đây là sự đầu tư mạo hiểm và DN khi đầu tư phải chấp nhận được cả rủi ro đó. Tuy nhiên, đấy cũng là một trong những nguồn đầu tư tiềm năng bởi nếu thành công thì lợi nhuận đầu tư là rất lớn.

Ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Chủ tịch Hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội – Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp cho biết, giải pháp tốt nhất hiện nay là khai thác nguồn lực rất lớn của SME tham gia vào hỗ trợ DN khởi nghiệp bởi hiện có 98% DN là SME.

Vậy họ đóng góp như thế nào? 

Đầu tiên là kinh nghiệm. Các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, kinh nghiệm thành công ít mà thất bại nhiều, mà kinh nghiệm này các bạn khởi nghiệp rất dễ mắc phải.

Thứ hai là ảnh hưởng trong ngành. Khi tôi làm về nông nghiệp tôi sẽ có thể tư vấn hướng dẫn bạn sản phẩm về nông nghiệp được bán, phân phối ở đâu bởi mức ảnh hưởng của chúng tôi là rất lớn.

Thứ ba là nguồn lực tài chính. Những doanh nghiệp SME đã có sự ổn định về kinh doanh thì có nguồn lực tài chính tốt. 

Thứ tư, chính các doanh nghiệp SME được ứng dụng công nghệ là tấm gương truyền cho các bạn khởi nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo. 

"Để học hỏi kinh nghiệm các startup tiếp cận SME dễ hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư lớn. Khuyến khích các SME tham gia, tôi chắc chắn họ rất muốn cống hiến để tạo giá trị cho cộng đồng. Còn các bạn sinh viên chắc chắn rất muốn sự hỗ trợ của DNNVV". - ông Thắng nói.

Ông Thắng cũng cho biết, các khoản đầu tư của DNNVV cho các startup thường là tiền của cá nhân chứ không phải công ty bởi chúng tôi lấy tiền của DN ra rất khó giải trình.

Qua đây ông Thắng đưa ra dẫn chứng, doanh nghiệp bỏ 5 tỷ đồng để hỗ trợ khởi nghiệp và 5 tỷ đó được chúng tôi chia ra đầu vào vào nhiều startup. Trong 10 DN khởi nghiệp, có 9 DN lỗ, 1 DN lãi. 9 DN lỗ thì nhà nước không thu thuế, 1 DN lãi thì nhà nước thu ngay. Như vậy, ông Thắng kiến nghị, trong thời gian doanh nghiệp đầu tư vào các start up thì chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Thắng cũng đưa thêm 2 kiến nghị gồm: Cần thành lập được quỹ đầu tư ở mô hình xã hội hoá. Đồng thời các DN tham gia vào giúp các DN khởi nghiệp thì nhà nước cần có đối xử như thế nào với DN? ví như vinh danh để động viên họ.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cấp cao Chương trình Khởi nghiệp cho biết, ông rất mừng vì VCCI đã làm khởi nghiệp từ năm 2003. Đến nay chúng ta rất mừng bởi Chính phủ đã công nhận và có cơ chế xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cấp cao Chương trình Khởi nghiệp

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cấp cao Chương trình Khởi nghiệp.

Hệ sinh thái khởi nghiệp là từ hoa mĩ được dịch ra, còn đúng ra, nói một cách đơn giản đó là tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Qua nhiều năm chúng ta đã có nhiều doanh nhân thành công từ hệ sinh thái này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ hô hào với những mỹ từ về sinh thái khởi nghiệp mà không tính đến hiệu quả sẽ là vô nghĩa. 500 doanh nhân bước ra từ chương trình khởi nghiệp, thành công trên thương trường mới là những người mà các bạn trẻ cần học hỏi. Còn đầu tư thiên thần, thử hỏi bao nhiêu người được tiếp cận, trong khi đó nhiều doanh nghiệp ra đời từ những DNNVV.

Ông Mỹ cho biết: "Chúng tôi đã biên soạn giáo trình về khởi nghiệp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư với dự án ILO và SCB Việt Nam. Như vậy, chúng ta đã có giáo trình, chỉ là khi đó chưa đề cập đến hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nhưng sáng tạo lúc nào cũng cần, chứ không phải tới tận bây giờ".

"Các giảng viên bây giờ phải nghiêm khắc, chứ không thể “mì ăn liền” hi vọng tiếp cận những gói đầu tư thiên thần. Thay vào đó cần khuyến khích các bạn trẻ đi vào các công trường công xưởng để làm việc thực tế. Khởi nghiệp không thể ăn theo. Nhiều sinh viên bỏ học từ năm hai với ước mong thành công nhanh chóng. Do đó, đề nghị không xa đà vào những cách thức tiếp cận viển vông cho các bạn trẻ". - ông Mỹ nói.

Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp Việt Thương cho biết, Công ty Việt Thương khởi nghiệp bằng cách giúp người khác khởi nghiệp thành công. Khi mà các bạn khởi nghiệp thành công thì công ty mới gọi thành công.

Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp Việt Thương

 

Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp Việt Thương.

Theo ông Bùi Mạnh Ly, với mục tiêu khởi nghiệp sáng tạo thì chỉ cần chúng ta đưa ra ý tưởng bền hơn, tốt hơn, rẻ hơn thì sẽ thành công.

“Mỗi một vùng quê đều có một đặc trưng và chúng tôi mong muốn phân phối đặc sản địa phương tới mọi người. Việt Nam chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn cung về sản phẩm đặc trưng nông nghiệp để được gọi là “bếp ăn của thế giới”” – ông Bùi Mạnh Ly nói – “Chỉ cần chúng ta giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn thì nguồn tiền sẽ không bao giờ thiếu”.

Phát biểu kết luận tại Diễn đàn, ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết: "Được sự uỷ quyền của 3 vị chủ toạ là ông Nguyễn Văn Thắng, ông Trần Văn Tùng và ông Nguyễn Tất Thắng, chúng tôi sẽ ghi nhận tóm tắt các ý kiến để có kiến nghị chính thức tới các cơ quan liên quan".

Ông Tuấn tổng hợp thành 7 vấn đề.

Thứ nhất, cần làm rõ khái niệm về khởi nghiệp hiện nay, làm rõ các đối tượng. Từ việc xác định các đối tượng mới xây dựng, thiết kế được chính sách phù hợp trong lĩnh vực. Hiện đã có những văn bản lẫn lộn trong khái niệm khởi nghiệp có phải là startup.

Thứ hai, chúng ta không có khái niệm cứng nào về hệ sinh thái. Và hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam không thua kém ai, nhưng phải xây dựng được hệ sinh thái phù hợp và nâng cao năng lực của nó.

Thứ ba, tạo sự liên kết của các hệ sinh thái, phát triển phù hợp nhất với mục tiêu của mình.

Thứ tư, đổi mới sáng tạo trong công nghệ số gắn với khởi nghiệp như thế nào.

Thứ năm, xây dựng văn hoá khởi nghiệp trong cộng đồng, mà đặc biệt là giới trẻ.

Thứ sáu, vai trò của DNNVV trong khởi nghiệp và nền kinh tế hội nhập.

Thứ bảy, định hình chiến lược khởi nghiệp quốc gia, nhắm vào giới trẻ, trung tâm của hoạt động khởi nghiệp. Đưa khởi nghiệp quốc gia có hiệu quả và đạt được giá trị lớn.

"Chúng tôi sẽ tổng hợp những nội dung này, cùng những ý kiến ghi nhận để xây dựng báo cáo, kiến nghị chính thức. Hướng tới xây dựng báo cáo thường niên của VCCI về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp". - ông Tuấn khẳng định.