Không có TPP, Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh cải cách
Doanh nghiệp Việt không cần thất vọng nếu không có hoặc chậm có TPP...
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo.
Không có TPP, Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh cải cách. Đây là thông điệp được nhấn mạnh nhiều lần tại hội thảo “Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 9/3 tại Tp.HCM.
Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?
Trình bày khái quát chủ đề “Kinh doanh - đầu tư trong một thế giới đang thay đổi” của hội thảo là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên và chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch.
Nước Mỹ và Trump, TPP, kinh tế Trung Quốc... là nội dung được Viện trưởng Thiên đề cập khá đậm đặc. Ông Thiên cũng nhấn mạnh đến cuộc di cư của các triệu phú trên toàn cầu khi mà số lượng của 2015 chỉ là 64.000 đến 2016 đã tăng lên 82.000.
Con số cụ thể hơn, năm 2016 khoảng 11.000 triệu phú di cư tới Australia, điểm đến số 1 của triệu phú di cư. Mỹ xếp thứ hai với 10.000 triệu phú đến, Canada thứ ba với thêm 8.000 triệu phú nhập cư.
Ngược lại, một số quốc gia ngày càng kém hấp dẫn giới triệu phú, khiến họ phải di cư sang nước khác. Trong đó, Pháp là quốc gia đứng đầu, năm 2016 có khoảng 12 ngàn triệu phú di cư khỏi Pháp. Xếp ngay sau là Trung Quốc với 9.000 triệu phú đi mất, kế đến là Brazinl với 8.000 triệu phú chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Hướng sang Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Viện trưởng Thiên hỏi Việt Nam có nắm được số triệu phú di cư không?
Nhấn mạnh rằng đây là chỉ báo rất có ý nghĩa, ông Thiên nói rằng qua thông tin mà ông có thể nắm được thì ngoài dòng tiền đầu tư ra nước ngoài một cách chiến lược, có ý đồ mang lại lợi ích cho đất nước và cho doanh nghiệp thì cũng có luồng tiền di chuyển như cuộc di cư của các triệu phú nói trên.
Đó là một cảnh báo, ông Thiên nhấn mạnh.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tuý, cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kinh tế Trung Quốc khó đoán định... theo ông Thiên đều là thách thức đối với các nền kinh tế đi sau. Nhưng, điều quan trọng với Việt Nam theo ông Thiên là có quyết tâm thay đổi hay không, bởi thách thức và cơ hội thì năm nào cũng nói đi nói lại mãi rồi.
Vẫn là yếu tố trong nước
Đã đồng hành với Thời báo Kinh tế Việt Nam đủ cả 10 diễn đàn “kịch bản kinh tế” hàng năm, TS. Trần Du lịch nhận định, 2017 còn nhiều khó khăn nên chưa thể kỳ vọng đến một sự tăng trưởng đột phá, nhưng những chỉ tiêu đã được quyết định là khá khả thi.
Thế giới có nhiều biến đổi, có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng theo vị chuyên gia kinh tế này thì có phát triển được hay không vẫn do yếu tố trong nước. Và điều quan trọng là cải cách thể chế.
Ông Lịch cho rằng, dù TPP không thành hiện thực đi nữa thì đó vẫn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thế chế theo nội dung đã cam kết theo TPP và đó là điểm có lợi cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp không cần thất vọng nếu không có hoặc chậm có TPP, ông Lịch nhấn mạnh.
Hoàn thiện thể chế kinh tế, theo ông Lịch không chỉ là việc hoàn thiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, mà phải đặt nó trong một nội hàm rộng hơn, bao gồm cả hệ thống quản trị quốc gia, với 3 trụ cột : thể chế kinh tế, nền hành chính công và nền tài chính công.Mọi cải cách cần phải mang tính đồng bộ của cả hệ thống.
TS. Trần Du Lịch cho rằng để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trước hết cần nhận thức lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường. Nhà nước theo đuổi mục tiêu phát triển của quốc gia, chứ Nhà nước không theo đuổi mục tiêu kinh doanh kiếm lời. Kinh doanh kiếm lời là chuyện của thị trường.
Thu hẹp lãnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện nay chính là tạo điều kiện để thị trường phân bố có hiệu quả các nguồn lực phát triển và tạo lập đầu tư kinh doanh bình đẳng.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, ông Lịch phân tích, để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh tùy thuộc vào 3 nhân tố: kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường pháp lý tốt và nền hành chính mang tính phục vụ. Đây chính là ba nhân tố hỗ trợ lớn nhất cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập tốt, chứ không phải các chính sách ưu đãi nào khác của Nhà nước.
Cũng nhắc đến Tổng thống Mỹ Trump như “giọt nước lớn góp thêm vào sự bất định của thế giới”, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Fulbrigh cho rắng, ứng xử với Mỹ là ứng xử quan trọng, nhưng quan trọng hơn là cần ứng xử với bản thân chúng ta trước, tức là phải theo đuổi cam kết cải cách khi đàm phán TPP.
Vì theo ông, đó là cơ hội để mọi người dân đều có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng và được hưởng thành quả xứng đáng của quá trình tăng trưởng đó.
Việt Nam có bao nhiêu triệu phú di cư?
Trình bày khái quát chủ đề “Kinh doanh - đầu tư trong một thế giới đang thay đổi” của hội thảo là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên và chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch.
Nước Mỹ và Trump, TPP, kinh tế Trung Quốc... là nội dung được Viện trưởng Thiên đề cập khá đậm đặc. Ông Thiên cũng nhấn mạnh đến cuộc di cư của các triệu phú trên toàn cầu khi mà số lượng của 2015 chỉ là 64.000 đến 2016 đã tăng lên 82.000.
Con số cụ thể hơn, năm 2016 khoảng 11.000 triệu phú di cư tới Australia, điểm đến số 1 của triệu phú di cư. Mỹ xếp thứ hai với 10.000 triệu phú đến, Canada thứ ba với thêm 8.000 triệu phú nhập cư.
Ngược lại, một số quốc gia ngày càng kém hấp dẫn giới triệu phú, khiến họ phải di cư sang nước khác. Trong đó, Pháp là quốc gia đứng đầu, năm 2016 có khoảng 12 ngàn triệu phú di cư khỏi Pháp. Xếp ngay sau là Trung Quốc với 9.000 triệu phú đi mất, kế đến là Brazinl với 8.000 triệu phú chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Hướng sang Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Viện trưởng Thiên hỏi Việt Nam có nắm được số triệu phú di cư không?
Nhấn mạnh rằng đây là chỉ báo rất có ý nghĩa, ông Thiên nói rằng qua thông tin mà ông có thể nắm được thì ngoài dòng tiền đầu tư ra nước ngoài một cách chiến lược, có ý đồ mang lại lợi ích cho đất nước và cho doanh nghiệp thì cũng có luồng tiền di chuyển như cuộc di cư của các triệu phú nói trên.
Đó là một cảnh báo, ông Thiên nhấn mạnh.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tuý, cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kinh tế Trung Quốc khó đoán định... theo ông Thiên đều là thách thức đối với các nền kinh tế đi sau. Nhưng, điều quan trọng với Việt Nam theo ông Thiên là có quyết tâm thay đổi hay không, bởi thách thức và cơ hội thì năm nào cũng nói đi nói lại mãi rồi.
Vẫn là yếu tố trong nước
Đã đồng hành với Thời báo Kinh tế Việt Nam đủ cả 10 diễn đàn “kịch bản kinh tế” hàng năm, TS. Trần Du lịch nhận định, 2017 còn nhiều khó khăn nên chưa thể kỳ vọng đến một sự tăng trưởng đột phá, nhưng những chỉ tiêu đã được quyết định là khá khả thi.
Thế giới có nhiều biến đổi, có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng theo vị chuyên gia kinh tế này thì có phát triển được hay không vẫn do yếu tố trong nước. Và điều quan trọng là cải cách thể chế.
Ông Lịch cho rằng, dù TPP không thành hiện thực đi nữa thì đó vẫn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thế chế theo nội dung đã cam kết theo TPP và đó là điểm có lợi cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp không cần thất vọng nếu không có hoặc chậm có TPP, ông Lịch nhấn mạnh.
Hoàn thiện thể chế kinh tế, theo ông Lịch không chỉ là việc hoàn thiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, mà phải đặt nó trong một nội hàm rộng hơn, bao gồm cả hệ thống quản trị quốc gia, với 3 trụ cột : thể chế kinh tế, nền hành chính công và nền tài chính công.Mọi cải cách cần phải mang tính đồng bộ của cả hệ thống.
TS. Trần Du Lịch cho rằng để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trước hết cần nhận thức lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường. Nhà nước theo đuổi mục tiêu phát triển của quốc gia, chứ Nhà nước không theo đuổi mục tiêu kinh doanh kiếm lời. Kinh doanh kiếm lời là chuyện của thị trường.
Thu hẹp lãnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện nay chính là tạo điều kiện để thị trường phân bố có hiệu quả các nguồn lực phát triển và tạo lập đầu tư kinh doanh bình đẳng.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, ông Lịch phân tích, để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh tùy thuộc vào 3 nhân tố: kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường pháp lý tốt và nền hành chính mang tính phục vụ. Đây chính là ba nhân tố hỗ trợ lớn nhất cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập tốt, chứ không phải các chính sách ưu đãi nào khác của Nhà nước.
Cũng nhắc đến Tổng thống Mỹ Trump như “giọt nước lớn góp thêm vào sự bất định của thế giới”, chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Fulbrigh cho rắng, ứng xử với Mỹ là ứng xử quan trọng, nhưng quan trọng hơn là cần ứng xử với bản thân chúng ta trước, tức là phải theo đuổi cam kết cải cách khi đàm phán TPP.
Vì theo ông, đó là cơ hội để mọi người dân đều có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng và được hưởng thành quả xứng đáng của quá trình tăng trưởng đó.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn