Mỹ rút khỏi TPP, phần còn lại của thế giới sẽ ra sao?
Cuối cùng nước Mỹ cũng đã rút khỏi TPP, bất chấp nỗ lực ít giờ trước đó của nội các Nhật Bản. Các nước còn lại sẽ phải khởi động vòng đàm phán mới và hướng tới các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Cuối cùng nước Mỹ cũng đã rút khỏi TPP, bất chấp nỗ lực ít giờ trước đó của nội các Nhật Bản. Các nước còn lại sẽ phải khởi động vòng đàm phán mới và hướng tới các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Thông báo mới này của Nhà Trắng cho biết chiến lược thương mại mới của Nhà Trắng là bảo hộ việc làm ở Mỹ và sẽ không tiếp tục tham gia TPP. Chính quyền ông Trump cũng cảnh báo sẽ hành xử mạnh tay với "những quốc gia vi phạm các thỏa thuận thương mại, gây tổn hại với công nhân Mỹ".
Nhà Trắng khẳng định "những hiệp định cứng rắn và công bằng" về thương mại sẽ vừa giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mà vẫn bảo đảm tạo ra hàng triệu việc làm cho người Mỹ. "Chiến dịch này bắt đầu từ việc rút khỏi TPP và bảo đảm rằng các hiệp định mới sẽ vì lợi ích của người lao động Mỹ".
Đến nay, đại diện chính quyền Mỹ (cũ) chỉ mới ký kết chứ chưa chính thức thông qua TPP. Hiệp định này được xem là trụ cột kinh tế trong chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama.
Nỗ lực cuối cùng của Nhật Bản
Ngay trong ngày 20/1, tức là ít giờ trước khi diễn ra lễ nhận chức của tân tổng thống Mỹ. Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một tháng sau khi Quốc hội nước này phê chuẩn TPP và thông qua đạo luật liên quan. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã hoàn tất các thủ tục trong nước cần thiết trong tiến trình thông qua hiệp định. Bộ trưởng phụ trách TPP của Nhật Bản N.I-si-ha-ra cho biết, Nhật Bản sẽ quyết tâm xây dựng một nền tảng chung nhằm củng cố thỏa thuận thương mại tự do này.
Hành động trên của Nhật Bản như một nỗ lực cuối cùng đề thúc đẩy Mỹ không từ bỏ TPP. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng phát biểu trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 11 mới đây rằng: "TPP thiếu đi chữ kí của phía Mỹ sẽ không còn ý nghĩa gì nữa". Thật khó để đoán định Nhật sẽ làm gì tiếp theo nếu TPP đã chắc chắn không có Mỹ.
Các nước đã ký TPP còn lại sẽ làm gì tiếp theo?
Trước tiên trong Hiệp Định TPP đã quy định rõ rang, để TPP có hiệu lực thì phải đảm bảo điều kiện (theo điều 30.5): : 1) tất cả các nước ký tên ban đầu đã thông báo lưu chiểu khi hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của họ hoặc 2) trong thời hạn hai năm kể từ ngày ký hoặc sau khi kết thúc thời hạn này nếu ít nhất sáu nước ký tên ban đầu, lại chiếm ít nhất 85% GDP kết hợp của các bên ký kết ban đầu trong năm 2013 đã thông báo cho ban lưu trữ hoàn thành áp dụng thủ tục pháp lý tại nước đó.
Hiện tại, GDP của Mỹ chiếm tới gần 50% GDP của cả 12 nước đã ký kết TPP, nếu không có Mỹ, để TPP vẫn tiếp tục, các nước còn lại cần khởi động một vòng đàm phám mới.
RCEP sẽ thay thế vai trò của TPP?
Cũng tại Davos, Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed cho biết, với TPP "chết", các nước đang đẩy mạnh cho một thỏa thuận tự do thương mại thay thế trong các hình thức của các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). "Bởi vì TPP đã chết, do đó tất cả chúng tôi cam kết đảm bảo rằng RCEP trở nên thành công", ông nói. "Đó là một win-win, khái niệm này là một kết quả cân bằng cho tất cả mọi người".
RCEP sẽ bao gồm 16 quốc gia: 10 thành viên của nhóm Đông Nam Á ASEAN cộng với các đối tác kinh doanh khu vực của họ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ; không bao gồm Hoa Kỳ.
So với TPP, các RCEP cũng nhằm cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng các tiêu chuẩn quy định thấp hơn và hạn chế hơn. Nó cũng miễn trừ hàng hóa nhất định từ việc cắt giảm thuế quan để bảo vệ ngành địa phương và cho phép các thành viên kém phát triển thêm thời gian để thực hiện.
TPP do Mỹ dẫn đầu là một thỏa thuận giữa 12 nước mà không bao gồm Trung Quốc và có yêu cầu nghiêm ngặt hơn cho các thành viên. "Nếu không có TPP, Trung Quốc tự nhiên trở thành một nhà lãnh đạo cố gắng cung cấp lực lượng của hội nhập kinh tế trong khu vực này", David Li, giáo sư kinh tế tại Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc, cho biết tại diễn đàn Davos.
Ông nói rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với RCEP giống như cưỡi một chiếc xe đạp, với tốc độ chậm, không giống như các TPP. "Khi tất cả mọi người đã tham gia các xe đạp, chúng ta hãy cố gắng đạp xe chăm chỉ hơn, chúng ta hãy cố gắng để cải thiện", ông nói. "Trong TPP, bạn phải tăng tốc hoặc như máy bay của bạn. Nếu không, bạn không thể tham gia. Vì vậy, tôi nghĩ rằng RCEP sẽ có một tương lai tốt hơn so với TPP”.
http://cafef.vn
Ý kiến của bạn