Tăng Thái Hậu, từ cậu bé Việt nhập cư đến Phó chủ tịch Ford toàn cầu
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết...
Ông Tăng Thái Hậu đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford.
Mới đây, hãng xe hơi Mỹ Ford đã công bố bổ nhiệm ông Tăng Thái Hậu vào vị trí Phó chủ tịch, phụ trách phát triển sản phẩm trên toàn cầu.
Với vai trò mới này, ông Hậu chịu trách nhiệm giám sát thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời vẫn tiếp tục phụ trách lĩnh vực mua hàng của Ford.
Năm 2001, ông Hậu từng được trang Automotive Hall of Fame vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc trong ngành ôtô thế giới. Ông cũng nhận giải “Lãnh đạo Châu Á” vào năm 2006 của On Wheels Inc. Gần đây nhất, ông được được vinh danh là “Nhà quản lý Mua hàng” của năm do tạp chí Automotive Supply Chain bình chọn.
Đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford, ông Hậu từng phụ trách nhóm phát triển xe đua CART, sau đó là giám đốc kỹ thuật của nhóm sản xuất xe Lincoln LS.
Ông từng là kỹ sư trưởng của bộ phận sản xuất xe Mustang phiên bản năm 2005 của Ford, chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm thiết kế, phát triển và thử nghiệm mọi yếu tố kỹ thuật của xe.
Ông cũng từng là kỹ sư đường đua cho hai tay đua công thức một Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas IndyCar của Ford vào năm 1993. Ngoài ra, Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch “One Ford” nổi tiếng của Alan Mulally, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ford.
Đây cũng là người điều hành phát triển các dòng xe mang tính biểu tượng khác của Ford như Thunderbird, Windstar, V6, Cobra, và Bullitt phiên bản 2001… Theo trang Automotive Hall of Fame, các dòng xe này mang về doanh thu gần 9,5 tỷ USD cho Ford vào năm 2000.
Trong đó, dòng xe Mustang mang lại cho ông Hậu danh tiếng rộng khắp vào đầu những năm 2000. Chia sẻ với tờ Los Angeles Times, ông nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc xe Mustang vào những năm 1970 tại quê nhà ở Sài Gòn, Việt Nam. Khi đó, cậu bé Hậu mới 5 tuổi.
“Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế. Đó là giây phút để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một chiếc xe với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp ca-pô. Vẻ cơ bắp đầy uy lực”, ông Hậu kể.
Năm 1975, gia đình ông Hậu di tản khỏi Sài Gòn và tới New York, Mỹ - nơi ông theo học đại học.
Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học Carnegie Mellon chuyên ngành kỹ sư cơ khí. Năm 1993, ông hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với thành tích xuất sắc tại Đại học Michigan. Sau khi tốt nghiệp, Tăng Thái Hậu vào làm việc ở Ford và mua chiếc xe đầu tiên, một chiếc Mustang.
Sau khi tốt nghiệp, ông Hậu từng được nhiều tập đoàn lớn như Carnegie Mellon, Proctor & Gamble, hay bộ phận sản xuất động cơ máy bay của General Electric chiêu mộ. Nhưng ông đã chọn Ford.
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết.
“Làm về động cơ máy bay khá hay nhưng bạn khó có thể đưa vợ đi bay thử cùng, nhưng với Mustang, bạn có thể mang xe về nhà và chia sẻ với gia đình, bạn bè", ông Hậu chia sẻ về lý do chọn đầu quân cho Ford.
Với vai trò mới này, ông Hậu chịu trách nhiệm giám sát thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời vẫn tiếp tục phụ trách lĩnh vực mua hàng của Ford.
Năm 2001, ông Hậu từng được trang Automotive Hall of Fame vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc trong ngành ôtô thế giới. Ông cũng nhận giải “Lãnh đạo Châu Á” vào năm 2006 của On Wheels Inc. Gần đây nhất, ông được được vinh danh là “Nhà quản lý Mua hàng” của năm do tạp chí Automotive Supply Chain bình chọn.
Đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford, ông Hậu từng phụ trách nhóm phát triển xe đua CART, sau đó là giám đốc kỹ thuật của nhóm sản xuất xe Lincoln LS.
Ông từng là kỹ sư trưởng của bộ phận sản xuất xe Mustang phiên bản năm 2005 của Ford, chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm thiết kế, phát triển và thử nghiệm mọi yếu tố kỹ thuật của xe.
Ông cũng từng là kỹ sư đường đua cho hai tay đua công thức một Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas IndyCar của Ford vào năm 1993. Ngoài ra, Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch “One Ford” nổi tiếng của Alan Mulally, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ford.
Đây cũng là người điều hành phát triển các dòng xe mang tính biểu tượng khác của Ford như Thunderbird, Windstar, V6, Cobra, và Bullitt phiên bản 2001… Theo trang Automotive Hall of Fame, các dòng xe này mang về doanh thu gần 9,5 tỷ USD cho Ford vào năm 2000.
Trong đó, dòng xe Mustang mang lại cho ông Hậu danh tiếng rộng khắp vào đầu những năm 2000. Chia sẻ với tờ Los Angeles Times, ông nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc xe Mustang vào những năm 1970 tại quê nhà ở Sài Gòn, Việt Nam. Khi đó, cậu bé Hậu mới 5 tuổi.
“Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế. Đó là giây phút để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một chiếc xe với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp ca-pô. Vẻ cơ bắp đầy uy lực”, ông Hậu kể.
Năm 1975, gia đình ông Hậu di tản khỏi Sài Gòn và tới New York, Mỹ - nơi ông theo học đại học.
Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học Carnegie Mellon chuyên ngành kỹ sư cơ khí. Năm 1993, ông hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với thành tích xuất sắc tại Đại học Michigan. Sau khi tốt nghiệp, Tăng Thái Hậu vào làm việc ở Ford và mua chiếc xe đầu tiên, một chiếc Mustang.
Sau khi tốt nghiệp, ông Hậu từng được nhiều tập đoàn lớn như Carnegie Mellon, Proctor & Gamble, hay bộ phận sản xuất động cơ máy bay của General Electric chiêu mộ. Nhưng ông đã chọn Ford.
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết.
“Làm về động cơ máy bay khá hay nhưng bạn khó có thể đưa vợ đi bay thử cùng, nhưng với Mustang, bạn có thể mang xe về nhà và chia sẻ với gia đình, bạn bè", ông Hậu chia sẻ về lý do chọn đầu quân cho Ford.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn