Thủ tướng: Không để kéo dài giải phóng mặt bằng khu công nghệ cao Hòa Lạc
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hà Nội phải coi việc giải phóng mặt bằng của khu công nghệ cao Hòa Lạc “như nhà mình có việc”...
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, trong đó nổi lên là công tác giải phóng mặt bằng quá ì ạch, kéo dài trong 20 năm.
“Khu công nghệ cao Hòa Lạc không chỉ đơn thuần là một khu công nghệ mà là một hình mẫu của nền kinh tế Việt Nam thu nhỏ trong tương lai”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại buổi làm việc với khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng lãnh đạo một số bộ ngành, thành phố Hà Nội ngày 16/2.
Báo cáo trước Thủ tướng, một số bộ, ngành và các đơn vị đầu tư tại khu công nghệ cao Hòa Lạc cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho khu công nghệ cao; giải quyết dứt điểm vấn đề giải phóng mặt bằng và quan tâm xây dựng hạ tầng, gồm các khu xã hội chứ không chỉ tập trung vào các khu chức năng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, Ban Quản lý đang chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc, thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ.
Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng đánh giá cao một số kết quả mà khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đạt được, đã dần có hình hài của khu công nghệ cao.
Tuy nhiên, theo ông, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Giải phóng mặt bằng chậm trễ, sự đóng góp cho phát triển chưa như kỳ vọng. Số lượng dự án công nghệ cao còn quá ít so với các khu công nghệ cao và ngay cả với các khu công nghiệp điện tử. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế.
“Cán bộ lãnh đạo và quản lý của khu công nghệ cao phải thay đổi cách nghĩ, cách làm tốt hơn, ngoài việc đầu tư hạ tầng chuẩn mực, cần sàng lọc, lựa chọn, thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có hàm lượng tri thức cao. Phải làm sao để các doanh nghiệp cảm thấy tự hào được đặt nhà máy, dự án ở đây. Nói cách khác, cần tạo dựng thương hiệu cho khu công nghệ cao này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành liên quan như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ cần coi trọng và phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc là dự án trọng điểm, cần ưu tiên nguồn vốn và thường xuyên làm việc, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ, để động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà khoa học ở Hòa Lạc tìm kiếm, phát hiện đột phá về khoa học.
Cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc cho khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội cùng với Ban Quản lý phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2017, “không để kéo dài sang tuổi thứ 21”.
Các bộ liên quan phải báo cáo Thủ tướng phương án bổ sung đủ vốn để giải phóng mặt bằng và tiến tới hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hà Nội phải coi việc giải phóng mặt bằng của khu công nghệ cao Hòa Lạc “như nhà mình có việc”, “xắn tay áo” trong giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý thành phố mở tuyến xe bus đến khu công nghệ cao, tạo điều kiện cho công nhân đi làm, không để một doanh nghiệp phải bỏ ra 30 tỷ đồng mỗi năm cho xe bus vận chuyển người lao động như thông tin của tập đoàn FPT.
Hà Nội phối hợp với khu công nghệ cao Hòa Lạc xây dựng nơi đây thành trung tâm khởi nghiệp, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học để phục vụ phát triển lâu dài; phối hợp xúc tiến đầu tư.
Thủ tướng cũng đồng ý việc khu công nghệ cao Hòa Lạc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng để xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ vào khu công nghệ cao. Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Báo cáo trước Thủ tướng, một số bộ, ngành và các đơn vị đầu tư tại khu công nghệ cao Hòa Lạc cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho khu công nghệ cao; giải quyết dứt điểm vấn đề giải phóng mặt bằng và quan tâm xây dựng hạ tầng, gồm các khu xã hội chứ không chỉ tập trung vào các khu chức năng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, Ban Quản lý đang chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc, thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ.
Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng đánh giá cao một số kết quả mà khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đạt được, đã dần có hình hài của khu công nghệ cao.
Tuy nhiên, theo ông, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Giải phóng mặt bằng chậm trễ, sự đóng góp cho phát triển chưa như kỳ vọng. Số lượng dự án công nghệ cao còn quá ít so với các khu công nghệ cao và ngay cả với các khu công nghiệp điện tử. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế.
“Cán bộ lãnh đạo và quản lý của khu công nghệ cao phải thay đổi cách nghĩ, cách làm tốt hơn, ngoài việc đầu tư hạ tầng chuẩn mực, cần sàng lọc, lựa chọn, thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có hàm lượng tri thức cao. Phải làm sao để các doanh nghiệp cảm thấy tự hào được đặt nhà máy, dự án ở đây. Nói cách khác, cần tạo dựng thương hiệu cho khu công nghệ cao này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành liên quan như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ cần coi trọng và phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc là dự án trọng điểm, cần ưu tiên nguồn vốn và thường xuyên làm việc, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ, để động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà khoa học ở Hòa Lạc tìm kiếm, phát hiện đột phá về khoa học.
Cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc cho khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội cùng với Ban Quản lý phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2017, “không để kéo dài sang tuổi thứ 21”.
Các bộ liên quan phải báo cáo Thủ tướng phương án bổ sung đủ vốn để giải phóng mặt bằng và tiến tới hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hà Nội phải coi việc giải phóng mặt bằng của khu công nghệ cao Hòa Lạc “như nhà mình có việc”, “xắn tay áo” trong giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng.
Cùng với đó, Thủ tướng lưu ý thành phố mở tuyến xe bus đến khu công nghệ cao, tạo điều kiện cho công nhân đi làm, không để một doanh nghiệp phải bỏ ra 30 tỷ đồng mỗi năm cho xe bus vận chuyển người lao động như thông tin của tập đoàn FPT.
Hà Nội phối hợp với khu công nghệ cao Hòa Lạc xây dựng nơi đây thành trung tâm khởi nghiệp, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học để phục vụ phát triển lâu dài; phối hợp xúc tiến đầu tư.
Thủ tướng cũng đồng ý việc khu công nghệ cao Hòa Lạc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng để xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ vào khu công nghệ cao. Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn