Luật sửa đổi bổ sung Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định rõ, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng.
Hàng loạt lãnh đạo bỏ vị trí tại doanh nghiệp
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác. Quy định của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 15/1/2018.
Mới đây, Chủ tịch các ngân hàng Sacombank, TPBank, SHB, BacABank đều đã từ bỏ ghế chủ tịch các doanh nghiệp khác để đáp ứng quy định của Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi.
Ông Dương Công Minh hiện chỉ còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank.
Trong đó có thể kể đến Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank thông báo về việc thay đổi thông tin của người nội bộ là ông Dương Công Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này.
Theo đó, ông Minh chính thức từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tại 4 công ty gồm Him Lam, Dụng cụ Thể thao Bảo Long, Phát triển Xín Mần, Chứng khoán Liên Việt. Hiện tại, ông Minh chỉ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch tập đoàn T&T và ngân hàng SHB cũng cho biết sẽ chọn ghế ngân hàng và thôi chức Chủ tịch tập đoàn T&T. Ông Hiển cũng sẽ rút khỏi vị trí cao nhất trong HĐQT của nhiều công ty khác như công ty quản lý quỹ Sài Gòn - Hà Nội, công ty chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, công ty bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội.
Trước đó, hôm 23/12/2017, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch tập đoàn DOJI cũng tuyên bố sẽ rời bỏ chức vụ tại doanh nghiệp này để tiếp tục nắm giữ vị trí chủ tịch ngân hàng TPBank.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á - bà Thái Hương - cũng cho biết sẽ rút khỏi chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk sau 10 năm gắn bó để làm Tổng giám đốc BacABank.
Ngoài các lãnh đạo ngân hàng đã chính thức hoặc tuyên bố lựa chọn ghế chủ tịch ngân hàng hay doanh nghiệp, vẫn còn những lãnh đạo khác đang đảm nhận đồng thời chức vụ này như ông Võ Quốc Thắng ở KienLong Bank và công ty Đồng Tâm; ông Vũ Văn Tiền ở ABBank và tập đoàn Geleximco, hay bà Nguyễn Thị Nga ở Seabank và tập đoàn BRG.
Tuy vậy, theo điều khoản chuyển tiếp của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, các lãnh đạo này có thể tiếp tục đảm nhận cả hai vị trí đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn được bổ nhiệm tại ngân hàng.
Hoạt động doanh nghiệp sẽ ra sao?
Cuối năm ngoái, khi dự luật Tổ chức tín dụng sửa đổi này được đưa ra thảo luận, có những ý kiến cho rằng quy định trên quá chặt, sẽ tác động lớn đến thực trạng vừa quản lý, điều hành tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác hiện nay.
Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thực trạng một cá nhân vừa làm chủ tịch ngân hàng vừa làm chủ tịch doanh nghiệp đã phát sinh những hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng và an toàn hệ thống. Do đó, quy định này nhằm thực hiện yêu cầu công khai, minh bạch, phòng chống rủi ro cho cả hoạt động tín dụng và sản xuất.
Trả lời Tuổi Trẻ Online trước đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết việc bổ sung quy định các sếp ngân hàng không kiêm nhiệm các chức danh tương đương tại các doanh nghiệp khác là để hạn chế lạm dụng quyền nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường và tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ông Hưng đánh giá đó là nội dung bổ sung rất quan trọng để ngăn ngừa việc thao túng, đảm bảo minh bạch, an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận mục đích của quy định trên là để tránh doanh nghiệp sử dụng ngân hàng như một sân sau vì khi sếp ngân hàng cũng là chủ doanh nghiệp thì việc ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn là rất dễ dàng. Bên cạnh đó, chức danh Chủ tịch, tổng giám ngân hàng là chức danh rất quan trọng ai cũng mong muốn, chủ tịch HĐQT một ngân hàng là chức danh được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn và có thể mở ra cho họ nhiều cánh cửa, nhiều quan hệ để họ có thể phát triển, tiến thân.
Cuối năm ngoái, khi dự luật này được đưa ra thảo luận, có những ý kiến cho rằng quy định trên quá chặt, sẽ tác động lớn đến thực trạng vừa quản lý, điều hành tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác hiện nay.
Tuy nhiên, phát biểu của các lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp cho thấy, thực tế hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp vẫn ổn khi họ không điều hành trực tiếp và dành phần lớn thời gian cho điều hành ngân hàng.
Ý kiến của bạn