Toàn cảnh buổi làm việc giữa TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và Đoàn Giáo sư, học giả đến từ các trường đại học Mỹ.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và Đoàn Giáo sư, học giả đến từ các trường đại học Mỹ.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, bên cạnh những khó khăn đang tồn tại thì báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 được công bố mới đây cho thấy, chi phí không chính thức, thủ tục hành chính đã giảm... VCCI đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát ý kiến doanh nghiệp, hoặc khảo sát độc lập, hàng tháng VCCI đều gửi báo cáo tới Chính phủ. VCCI đã trở thành cầu nối giữa Chính phủ và Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, VCCI kiến nghị cắt giảm các điều kiện kinh doanh, có khi là tranh cãi “nảy lửa” vì ý kiến của mỗi Bộ, ngành khác nhau, tuy nhiên, sau cùng thì những  kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được giải quyết.

Cũng theo TS. Vũ Tiến Lộc, một trong những công cụ quan trọng trọng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh phải kể đến PCI.  PCI đã trở thành một trong những áp lực thúc đẩy quá trình cải thiện thủ tục hành chính và năng lực cấp tỉnh, đây là "cuộc đua" thực sự giữa các tỉnh nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng tính công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào mỗi tỉnh.

Ngoài ra, TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, quá trình xây dựng dự thảo chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đều lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. 

Chia sẻ cụ thể hơn về điều này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho biết, hàng năm, VCCI nhận được hàng trăm văn bản góp ý dự thảo Luật lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp thông qua VCCI. "Năm 2017 là năm đầu tiên VCCI thực hiện đánh giá 10 quy định tốt nhất và tồi nhất. Hoạt động này đã tạo được hiệu ứng trong cộng đồng doanh nghiệp và dư luận; đồng thời cũng là sức ép lên các cơ quan soạn thảo. Nhưng điều này khiến cho hành lang pháp lý được hoàn thiện hơn và có lợi cho doanh nghiệp hơn", ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm. 

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI trao đổi thông tin với từng Giáo sư, học giả đến từ Mỹ.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI trao đổi thông tin với từng Giáo sư, học giả đến từ Mỹ.

TS. Vũ Tiến Lộc cho biết: Chúng tôi nhận thức rõ những tác động của Hiệp định CPTPP đối với nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nước thành viên CPTPP Việt Nam chưa có FTA, hoặc nếu có thì là FTA cam kết ở mức thấp. Vì vậy, bên cạnh việc tham gia CPTPP, những rào cản về thuế quan giảm, thì đây cũng là động lực thúc đẩy hoạt động cải cách thể chế của Việt Nam một cách mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự đa dạng về các thị trường và tự chủ của nền kinh tế. "Tôi nghĩ Mỹ sẽ quay lại CPTPP vào thời gian thích hợp", TS. Vũ Tiến Lộc nhận định.

Ngoài ra, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và đoàn học giả Mỹ đã trao đổi nhiều vấn đề khác có liên quan, như quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và các dự định trong tương lai; vai trò của nền kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế,...

Một số hình ảnh tại buổi làm việc 

Ông Nguyễn Thanh Tiêu, Giám đốc VCCI tại Thanh Hoá đã có nhiều chia sẻ cụ thể về vai trò kết nối của VCCI giữa cộng đồng doanh nghiệpp/và chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Tiêu, Giám đốc VCCI tại Thanh Hoá (VCCI - Thanh Hoá đã có nhiều chia sẻ cụ thể về vai trò kết nối của VCCI giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

ông Nguyễn Tiến Quang – Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI – Đà Nẵng)

Ông Nguyễn Tiến Quang – Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI – Đà Nẵng) đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế VCCI trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế.