Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu xử lý vướng mắc, tồn tại về hợp đồng EPCtrong Quý I/2018, chậm nhất trước tháng 6/2018. Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu xử lý vướng mắc, tồn tại về hợp đồng EPCtrong Quý I/2018, chậm nhất trước tháng 6/2018. Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty khẩn trương rà soát, đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý các tồn tại, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp trực thuộc, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.

Việc xử lý vướng mắc, tồn tại về hợp đồng EPC và quyết toán dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, doanh nghiệp cần tiếp tục xử lý trong Quý I/2018, chậm nhất trước tháng 6/2018 phải hoàn thành phương án xử lý theo các bước: đàm phán, thống nhất giải pháp xử lý đến thuê tư vấn và hỗ trợ của Bộ Tư pháp trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án, Trọng tài…

Ở Việt Nam đã có rất nhiều bài học kinh nghiệm đối với các dưạ́n sử dụng hợp đồng EPC. Rất nhiều dự án sản xuất công nghiệp thực hiện theo phương thức hợp đồng EPC như các dự án trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất phân bón, điện năng, sản xuất xi măng… Nhiều dự án mang lại hiệu quả rất lớn khi triển khai theo phương thức này.

Trước đây, với những dự án sản xuất xi măng công suất 1,2-1,4 triệu tấn/năm, phải thi công từ 3-4 năm mới hoàn thành, nhưng đến khi triển khai dự án dạng này theo phương thức hợp đồng EPC, một số dự án đã rút thời gian hoàn thành xuống dưới 2 năm.

Tuy nhiên, cũng có không ít dự án thua lỗ lớn mà các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, Quốc hội bàn thảo, hầu hết là các dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng EPC nhưng hợp đồng ký kết không đảm bảo đủ nội dung quy định.

Theo các chuyên gia, các dự án này vướng mắc rất nhiều vấn đề, trong đó vướng mắc lớn nhất là các chủ thể tham gia quản lý hợp đồng không rõ ràng; quyền, trách nhiệm thì rõ nhưng lại quá nhiều tầng lớp; chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án ký hợp đồng nhưng lại không có quyền, thay đổi phải lên chủ đầu tư, thay đổi nữa phải lên người có quyết định đầu tư…

Nguyên nhân nữa là do chậm giải phóng mặt bằng, điều chỉnh giá hợp đồng và thủ tục điều chỉnh giá hợp đồng. Do thủ tục điều chỉnh phức tạp cho nên các bên đổ lỗi qua lại cho nhau, cuối cùng không thể giải quyết được tranh chấp.

Trong các dự án EPC thua lỗ, cũng như các dự án EPC đã thực hiện ở Việt Nam vướng mắc liên quan đến xuất xứ hàng hóa cũng rất nhiều. Có hợp đồng EPC với nhà thầu nước ngoài, cứ nghĩ nhà thầu nước ngoài, vay vốn nước ngoài thì chủ đầu tư yên tâm xuất xứ hàng hóa là của nước đó, nên trong các điều khoản của hợp đồng không nêu rõ, đến lúc toàn bộ thiết bị đưa về không đảm bảo chất lượng, không có xuất xứ bảo đảm thì chủ đầu tư mới giật mình.