Chương trình phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ Tập đoàn Dệt may tăng cường thực thi về sở hữu trí tuệ

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ Tập đoàn Dệt may tăng cường thực thi về sở hữu trí tuệ

Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ) cho biết, trong giai đoạn 2016 -2020, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ  sẽ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 người. Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam. Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương. Hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Đồng thời, Chương trình cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia.

Trong giai đoạn này, Chương trình cũng tập trung vào 4 nội dung, gồm: Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ  tài sản trí tuệ; Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn.

Được biết,  trong 2 năm 2016 – 2017, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã phê duyệt hỗ trợ triển khai 12 dự án, trong đó có: 04 dự án áp dụng sáng chế (triển khai từ năm 2016);  03 dự án đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ (triển khai từ năm 2017); 02 dự án truyền thông về sở hữu trí tuệ (Truyền thông trên VTV2 và truyền thông thông qua mạng xã hội lan tỏa); 02 dự án tăng cường thực thi về sở hữu trí tuệ (Tập đoàn Dệt may và Hiệp hội Da giày); 01 dự án xây dựng và vận hành công cụ xây dựng bản đồ sáng chế (Patent Map) (dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm 2018).