297.000 tỷ vốn đầu tư vào kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu 2017
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 3 tháng đầu năm đạt 6,54 tỷ USD...
Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2017, cả nước có 493 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới.
Theo báo cáo kinh tế quý 1/2017 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý 1 năm nay theo giá hiện hành ước tính đạt 297.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32% GDP.
Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 99.900 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng vốn và tăng 4,9% so với cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 117.400 tỷ đồng, chiếm 39,4% và tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 80.500 tỷ đồng, chiếm 27,1% và tăng 6,2%.
Về vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý 1 ước tính đạt 45.400 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm và tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 9.700 tỷ đồng, bằng 14,3% kế hoạch năm và tăng 1,6% so với cùng kỳ. Vốn địa phương quản lý đạt 35.700 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2017, cả nước có 493 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỷ USD, tăng 4,2% về số dự án và tăng 6,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, có 223 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với số vốn tăng thêm đạt 3.940 triệu USD.
Ngoài ra trong quý 1, có 1.077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 852,9 triệu USD.
Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 3 tháng đầu năm đạt 7.710 triệu USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm ước tính đạt 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước và góp vốn, mua cổ phần, thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 3 tháng đầu năm đạt 6,54 tỷ USD, chiếm 84,9% tổng vốn đăng ký.
Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản, đạt 343,7 triệu USD, chiếm 4,5%. Các ngành còn lại đạt 820,8 triệu USD, chiếm 10,6%.
Cũng trong quý 1, cả nước có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 800,4 triệu USD, chiếm 27,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Phước 280,8 triệu USD, chiếm 9,6%; Tây Ninh 275 triệu USD, chiếm 9,4%...
Trong số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 3 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 931 triệu USD, chiếm 31,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 683,9 triệu USD, chiếm 23,4%; Singapore đạt 446,3 triệu USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 218,3 triệu USD, chiếm 7,5%; quần đảo Vigin thuộc Anh 125 triệu USD, chiếm 4,3%.
Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 99.900 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng vốn và tăng 4,9% so với cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 117.400 tỷ đồng, chiếm 39,4% và tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 80.500 tỷ đồng, chiếm 27,1% và tăng 6,2%.
Về vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện quý 1 ước tính đạt 45.400 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm và tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 9.700 tỷ đồng, bằng 14,3% kế hoạch năm và tăng 1,6% so với cùng kỳ. Vốn địa phương quản lý đạt 35.700 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2017, cả nước có 493 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỷ USD, tăng 4,2% về số dự án và tăng 6,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, có 223 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với số vốn tăng thêm đạt 3.940 triệu USD.
Ngoài ra trong quý 1, có 1.077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 852,9 triệu USD.
Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 3 tháng đầu năm đạt 7.710 triệu USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm ước tính đạt 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước và góp vốn, mua cổ phần, thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 3 tháng đầu năm đạt 6,54 tỷ USD, chiếm 84,9% tổng vốn đăng ký.
Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản, đạt 343,7 triệu USD, chiếm 4,5%. Các ngành còn lại đạt 820,8 triệu USD, chiếm 10,6%.
Cũng trong quý 1, cả nước có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 800,4 triệu USD, chiếm 27,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Phước 280,8 triệu USD, chiếm 9,6%; Tây Ninh 275 triệu USD, chiếm 9,4%...
Trong số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 3 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 931 triệu USD, chiếm 31,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 683,9 triệu USD, chiếm 23,4%; Singapore đạt 446,3 triệu USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 218,3 triệu USD, chiếm 7,5%; quần đảo Vigin thuộc Anh 125 triệu USD, chiếm 4,3%.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn