“Bán vốn nhà nước tại Bia Sài Gòn là nhiệm vụ quan trọng nhất”
Ông Võ Thanh Hà khẳng định việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco là nhiệm vụ quan trọng nhất năm 2017...
Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết đây là năm đầu tiên Bia Sài Gòn tổ chức Đại hội cổ đông thường niên sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán
Ngày 18/4, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (mã SAB-HOSE) sẽ chính thức họp đại hội cổ đông thường niên năm 2017.
Cuối năm 2016, SAB niêm yết trên sàn chứng khoán và ngay sau đó đã trở thành cổ phiếu “nóng” được giới đầu tư săn đón. Hiện thị giá SAB lên trên 20o.000 đồng/cổ phiếu, là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt. Vốn hoá của Sabeco lên tới trên 130.000 tỷ đồng - lớn thứ hai sàn chứng khoán sau Vinamilk.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm 2017, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco Võ Thanh Hà cho biết, 2016 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi Sabeco niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, trở thành công ty có vốn hóa thị trường hàng đầu tại Việt Nam. Điều này giúp tạo ra sức hút rất lớn đối với giới đầu tư, thương hiệu Sabeco cũng được người tiêu dùng chú ý hơn.
“Niêm yết cổ phiếu cùng với chủ trương bán vốn Nhà nước một mặt đặt Sabeco trước áp lực hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn nhưng đồng thời được xem là cú hích quan trọng thúc đẩy sự thay đổi, tạo thêm động lực phát triển cho doanh nghiệp.
Kết quả từ việc thay đổi thể hiện qua việc giá cổ phiếu Sabeco tăng trưởng mạnh, lọt vào nhóm những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán và gia tăng đáng kể giá trị cho cổ đông, nhà đầu tư”, ông Hà nói.
Về kế hoạch bán vốn nhà nước tại Sabeco, ông Hà khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Hội đồng Quản trị Sabeco đưa ra trong các mục tiêu hành động năm 2017. Việc bán vốn sẽ được triển khai đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương.
Chủ tịch Bia Sài Gòn cũng khẳng định năm 2017 sẽ tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, rà soát, đẩy mạnh thoái vốn các khoản đầu tư rủi ro, kém hiệu quả của doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc phát triển thương hiệu, đảm bảo quyền lợi cổ đông cũng như vị trí tại thị trường bia nội.
Mới đây, hãng bia lớn nhất Philippines đã ngỏ ý muốn mua lại cổ phần thoái vốn của nhà nước tại Sabeco. Đây là một phần trong kế hoạch đầu tư 34 tỷ USD của San Miguel.
Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông, năm 2017, Sabeco đặt kế hoạch bán 1,664 tỷ lít bia, tăng 4,7% so với kế hoạch. Tổng doanh thu hợp nhất là 34.471 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 4.703 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chia 35%, nộp ngân sách 9.2632 tỷ đồng.
So với thành tích lãi kỷ lục kể từ khi thành lập của năm 2016 đạt 4.655 tỷ đồng, doanh thu 31.754 tỷ, kế hoạch năm 2017 của Sabeco được cho là khá khiêm tốn.
Nói về việc này, ông Hà nhận định, thị trường bia Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự xâm nhập của nhiều hãng bia ngoại.
“Xu hướng mua bán sáp nhập trở thành chiến lược nổi bật của các hãng bia để xâm nhập, mở rộng thị trường, trong đó thị trường Việt Nam với tiềm năng tăng trưởng được xem là ‘tiêu điểm’ thu hút thêm hàng loạt các thương hiệu lớn bên cạnh Heineken, ABInbev, Carlsberg, Sapporo… và các hãng bia nội cạnh tranh quyết liệt, qua đó hứa hẹn ‘gia nhiệt’ cho thị trường bia vốn đã thừa khốc liệt”, ông Hà nói.
Ông Hà chia sẻ, ngoài yếu tố cạnh tranh ngành, hoạt động của Sabeco còn chịu rủi ro từ chính sách của Nhà nước đối với ngành bia, rượu, trong đó việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và các chính sách hạn chế tiêu dùng, lạm dụng bia rượu...
Cuối năm 2016, SAB niêm yết trên sàn chứng khoán và ngay sau đó đã trở thành cổ phiếu “nóng” được giới đầu tư săn đón. Hiện thị giá SAB lên trên 20o.000 đồng/cổ phiếu, là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt. Vốn hoá của Sabeco lên tới trên 130.000 tỷ đồng - lớn thứ hai sàn chứng khoán sau Vinamilk.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm 2017, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco Võ Thanh Hà cho biết, 2016 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi Sabeco niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, trở thành công ty có vốn hóa thị trường hàng đầu tại Việt Nam. Điều này giúp tạo ra sức hút rất lớn đối với giới đầu tư, thương hiệu Sabeco cũng được người tiêu dùng chú ý hơn.
“Niêm yết cổ phiếu cùng với chủ trương bán vốn Nhà nước một mặt đặt Sabeco trước áp lực hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn nhưng đồng thời được xem là cú hích quan trọng thúc đẩy sự thay đổi, tạo thêm động lực phát triển cho doanh nghiệp.
Kết quả từ việc thay đổi thể hiện qua việc giá cổ phiếu Sabeco tăng trưởng mạnh, lọt vào nhóm những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán và gia tăng đáng kể giá trị cho cổ đông, nhà đầu tư”, ông Hà nói.
Về kế hoạch bán vốn nhà nước tại Sabeco, ông Hà khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Hội đồng Quản trị Sabeco đưa ra trong các mục tiêu hành động năm 2017. Việc bán vốn sẽ được triển khai đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương.
Chủ tịch Bia Sài Gòn cũng khẳng định năm 2017 sẽ tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, rà soát, đẩy mạnh thoái vốn các khoản đầu tư rủi ro, kém hiệu quả của doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ chú trọng đến việc phát triển thương hiệu, đảm bảo quyền lợi cổ đông cũng như vị trí tại thị trường bia nội.
Mới đây, hãng bia lớn nhất Philippines đã ngỏ ý muốn mua lại cổ phần thoái vốn của nhà nước tại Sabeco. Đây là một phần trong kế hoạch đầu tư 34 tỷ USD của San Miguel.
Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông, năm 2017, Sabeco đặt kế hoạch bán 1,664 tỷ lít bia, tăng 4,7% so với kế hoạch. Tổng doanh thu hợp nhất là 34.471 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 4.703 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chia 35%, nộp ngân sách 9.2632 tỷ đồng.
So với thành tích lãi kỷ lục kể từ khi thành lập của năm 2016 đạt 4.655 tỷ đồng, doanh thu 31.754 tỷ, kế hoạch năm 2017 của Sabeco được cho là khá khiêm tốn.
Nói về việc này, ông Hà nhận định, thị trường bia Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự xâm nhập của nhiều hãng bia ngoại.
“Xu hướng mua bán sáp nhập trở thành chiến lược nổi bật của các hãng bia để xâm nhập, mở rộng thị trường, trong đó thị trường Việt Nam với tiềm năng tăng trưởng được xem là ‘tiêu điểm’ thu hút thêm hàng loạt các thương hiệu lớn bên cạnh Heineken, ABInbev, Carlsberg, Sapporo… và các hãng bia nội cạnh tranh quyết liệt, qua đó hứa hẹn ‘gia nhiệt’ cho thị trường bia vốn đã thừa khốc liệt”, ông Hà nói.
Ông Hà chia sẻ, ngoài yếu tố cạnh tranh ngành, hoạt động của Sabeco còn chịu rủi ro từ chính sách của Nhà nước đối với ngành bia, rượu, trong đó việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và các chính sách hạn chế tiêu dùng, lạm dụng bia rượu...
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn