Nhiều thách thức với DNXH 

Việt Nam hiện đã có hành lang pháp lý đầy đủ cho DNXH phát triển, cụ thể là Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014, Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT và nghị định 96/2015/NĐ-CP. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận định, điều này đã khẳng định vị trí của DNXH trong cộng đồng DN Việt, đồng thời khẳng định sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước tới loại hình doanh nghiệp này. Tạo điều kiện pháp lý cho DNXH, giúp DN có điều kiện thuận lợi và ưu đãi khi khởi nghiệp và hoạt động. 

Tuy nhiên, thống kê từ tháng 6/2017 đến nay, chỉ có khoảng 30 DN đăng ký hoạt động là DNXH, Giám đốc CSIP cho rằng đây là con số khiêm tốn, cần có sự nghiên cứu và phát triển hơn nhiều về chính sách hỗ trợ sự phát triển của DNXH.

VCCI cho rằng, thách thức lớn nhất của DNXH là phải sản xuất sản phẩm phù hơp với thị trưởng, đạt được mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo cả lợi ích cộng đồng.

“Thách thức về sản phẩm thị trường khiến DNXH phải có sự sáng tạo đột phá. Đồng thời ứng dụng đổi mới công nghệ và có mô hình kinh doanh phù hợp. Điều này phụ thuộc vào mỗi DN về cách thức tổ chức sản xuất, tiếp cận các nguồn lực”- Tổng thư ký VCCI cho biết.

Đặc biệt, bà Hằng nhận định việc Luật có quy định về DNXH là một bước tiến lớn, tuy nhiên việc thực hiện Luật sẽ còn khoảng cách và độ trễ.

Đánh giá về chỉ số phát triển doanh nghiệp xã hội hiện nay tại Việt Nam, ông Lương Minh Huân, Phó viện trưởng, Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI) đánh giá, theo kết quả nghiên cứu của GEM, số DN hoạt động theo mô hình DNXH hiện nay đó là 1,1%. Trong đó, số DN đang trong giai đoạn khởi nghiệp (dưới 3 năm hoạt động) có tỷ lệ là 0,7% và số DN đang trong giai đoạn phát triển ổn định là 0,5%.

ông Lương Minh Huân, Phó viện trưởng, Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI).

Ông Lương Minh Huân, Phó viện trưởng, Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI).

Theo ông Tân, chỉ số này còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là khó tiếp cận nguồn vốn.

Cụ thể, ông Tân dẫn chứng kết quả nghiên cứu của GEM, tại Việt Nam có hơn 60% doanh nghiệp xã hội hoạt động ở Việt Nam phải tự bỏ vốn để thực hiện khởi sự kinh doanh, trong khi ở các nước phát triển thì chỉ số này thấy hơn ở mức 30 – 40%. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Việt Nam chưa đa dạng trong việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng và nguồn vốn từ xã hội. Như vậy, DNXH đang gặp khó khăn về vấn đề sản phẩm, thị trường và tiếp cận nguồn vốn xã hội. 

Cần chiến lược hỗ trợ toàn diện

Do đó, thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ DNXH về các chính sách, thủ tục thành lập DN, hỗ trợ thuế…

“Bên cạnh những trình đã thực hiện, VCCI tiếp tục kiến nghị về các chương trình hỗ trợ, đổi mới sáng tạo,...cho DNXH, đề xuất chương trình hỗ trợ toàn diện, tổng thể hơn”- bà Hằng chia sẻ.

Trong khi đó, bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm sáng kiến hỗ trợ cộng đồng CSIP cho rằng cần có nhiều giải pháp chiến lược để hỗ trợ DNXH phát triển. Thứ nhất, cần có chiến lược phát triển phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam, cũng như các chính sách thúc đẩy cụ thể. “Bản thân chính sách cần thay đổi, bên cạnh sự hỗ trợ truyền thống theo chiều rộng cần chú trọng tới hỗ trợ theo yêu cầu DN cụ thể”- bà Tú Anh nói.

bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm sáng kiến hỗ trợ cộng đồng CSIP.

Bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm sáng kiến hỗ trợ cộng đồng CSIP.

Thứ hai, khai thông thị trường, bởi DNXH cũng là những DN cần thị trường kinh doanh đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận và lợi ích xã hội.

Thứ ba là vấn đề nguồn vốn, DNXH cần được hỗ trợ nguồn vốn để biến những ý tưởng của DN thành hiện thực, đạt mục tiêu duy trì phát triển DN bền vững và mục tiêu vì cộng đồng mà DN đặt ra.

“Cần có chiến lược hỗ trợ mới theo cách tiếp cận mới, dựa trên sự đa dạng của DNXH, hỗ trợ để DNXH tự phát triển. Cùng với đó, hỗ trợ thông qua các hoạt động kinh doanh như tạo ra các sản phẩm dịch vụ phức tạp mà các DNXH đơn lẻ không làm được. Đặc biệt, tiếp cận hệ sinh thái và xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan như nhà đầu tư, tư vấn, giảng viên...các vườn ươm, cơ quan hỗ trợ trung gian” – bà Kiều Oanh nhấn mạnh.

Cùng với đó, cần đa dạng mô hình đào tạo như đào tạo tại DN, đào tạo theo nhóm nhỏ, đào tạo online...