“Hà Nội muốn thay đê phải lập cơ quan thẩm định”
Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đã tiến hành lấy ý kiến người dân từ khách sạn Thắng Lợi đến An Dương và nhận được sự đồng thuận cao về việc thay đê...
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu việc thay đê phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.
“Tôi yêu cầu phải lập cơ quan thẩm định, dùng cơ chế phản biện của các nhà khoa học, cần thiết mời cả tư vấn của nước ngoài đến để người dân yên tâm. Đặc biệt là phải có được sự đồng thuận của người dân, nếu không thì không thể làm được việc gì cả”.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về đề xuất thay đê đất bằng đê bê tông, đoạn tuyến đê Yên Phụ - Nghi Tàm - nút giao An Dương.
Báo cáo với lãnh đạo Chính phủ, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi thay đổi kết cấu đê đất thành đê bê tông kết hợp xây dựng tường bê công cốt thép phía ngoài đê sẽ mở rộng được 2 làn đường mỗi bên 3,7 m.
Theo ông Chung, sau khi thay đổi kết cấu đê đất thành đê bê tông, phía tường bê tông ngoài đê vẫn còn cách mép nước sông Hồng bởi các khu dân cư. Sau khi thay đổi kết cấu như vậy sẽ đảm bảo chống lũ, giao thông dân sinh tốt hơn và mỹ quan đẹp hơn.
Vì vậy, mặt đê bê tông cốt thép sau xây dựng không chịu áp lực trực tiếp của mực nước và sóng nước khi nước nâng cao. “Ngay bên Hà Lan cũng xây dựng đê bê tông ngoài biển”, ông Chung nói.
Riêng đối với việc lấy ý kiến người dân, Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đã tiến hành lấy ý kiến người dân từ khách sạn Thắng Lợi đến An Dương và nhận được sự đồng thuận rất cao.
Theo Phó thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất là phải trả lời việc này có an toàn không để người dân yên tâm. “Với tư cách quản lý nhà nước thì không thể nói chẳng vấn đề gì đâu, mà phải khẳng định là có an toàn hay không. Phải nói dứt khoát như thế, không thể chung chung”.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh 4 yêu cầu tiên quyết. Đó là yêu cầu phải đảm bảo an toàn chống lũ cho Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo ra một công trình kiến trúc đẹp, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực.
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu chính quyền Hà Nội phải tập trung đẩy mạnh đầu tư, cải tạo hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, điện nước…có giải pháp giảm ùn tắc giao thông.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về đề xuất thay đê đất bằng đê bê tông, đoạn tuyến đê Yên Phụ - Nghi Tàm - nút giao An Dương.
Báo cáo với lãnh đạo Chính phủ, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi thay đổi kết cấu đê đất thành đê bê tông kết hợp xây dựng tường bê công cốt thép phía ngoài đê sẽ mở rộng được 2 làn đường mỗi bên 3,7 m.
Theo ông Chung, sau khi thay đổi kết cấu đê đất thành đê bê tông, phía tường bê tông ngoài đê vẫn còn cách mép nước sông Hồng bởi các khu dân cư. Sau khi thay đổi kết cấu như vậy sẽ đảm bảo chống lũ, giao thông dân sinh tốt hơn và mỹ quan đẹp hơn.
Vì vậy, mặt đê bê tông cốt thép sau xây dựng không chịu áp lực trực tiếp của mực nước và sóng nước khi nước nâng cao. “Ngay bên Hà Lan cũng xây dựng đê bê tông ngoài biển”, ông Chung nói.
Riêng đối với việc lấy ý kiến người dân, Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đã tiến hành lấy ý kiến người dân từ khách sạn Thắng Lợi đến An Dương và nhận được sự đồng thuận rất cao.
Theo Phó thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất là phải trả lời việc này có an toàn không để người dân yên tâm. “Với tư cách quản lý nhà nước thì không thể nói chẳng vấn đề gì đâu, mà phải khẳng định là có an toàn hay không. Phải nói dứt khoát như thế, không thể chung chung”.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh 4 yêu cầu tiên quyết. Đó là yêu cầu phải đảm bảo an toàn chống lũ cho Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo ra một công trình kiến trúc đẹp, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực.
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu chính quyền Hà Nội phải tập trung đẩy mạnh đầu tư, cải tạo hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, điện nước…có giải pháp giảm ùn tắc giao thông.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn