Hóa ra những viên ngọc trai biển "cực phẩm" được nuôi cấy kỳ công như thế này
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy, giống loài của cơ thể vật chủ tạo ngọc. Mà mỗi viên ngọc trai có kích thước và màu sắc khác nhau. Trong những loại ngọc trai, ngọc trai nước mặn là loại có giá trị kinh tế cao nhất. Vậy ngọc trai nước mặn là gì? Nuôi cấy ngọc trai nước mặn kỳ công như thế nào?
Tại tọa đàm trực tuyến "Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam" diễn ra ngày 20/1 vừa qua, ông Nguyễn Văn Sĩ - Chuyên gia nuôi trồng ngọc trai có tiếng ở Việt Nam đã có những chia sẻ rất chi tiết về quá trình nuôi cấy ngọc trai nước mặn.
Ngọc trai là một món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho loài người chúng ta. Vẻ đẹp rạng ngời ánh lên từ những viên ngọc trai tạo sự sang trọng. Quý phái và đẳng cấp cho người sử dụng. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy, giống loài của cơ thể vật chủ tạo ngọc. Mà mỗi viên ngọc trai có kích thước và màu sắc khác nhau. Trong những loại ngọc trai, ngọc trai nước mặn là loại có giá trị kinh tế cao nhất. Vậy ngọc trai nước mặn là gì?
Chuyên gia nuôi cấy ngọc Nguyễn Văn Sĩ.
Ít ai biết rằng khi nhắc tới Quảng Ninh, bên cạnh những danh lam thắng cảnh "cực phẩm" thì còn có những vùng biển trù phú chuyên nuôi trồng ngọc trai, cho ra những viên ngọc thành phẩm tuyệt đẹp và có giá trị cao.
"Vào khoảng năm 1994, người Nhật đã sang Việt Nam bắt đầu đào tạo về cấy ghép ngọc trai. Sau đó, tôi đã được cử sang Nhật Bản để đào tạo thêm về nuôi cấy ngọc trai.
Nói về công nghệ nuôi cấy, so với Nhật Bản, Việt Nam không khác nhiều. Muốn cấy được ngọc vào trai phải nuôi trai con trong vòng 2 năm, sau đó chọn ra những con trai khỏe mạnh rồi mới tiến hành cấy. Cây ngọc cũng phải cấy theo mùa và mùa cấy trai rơi vào tháng 4 và tháng 6 hàng năm. Khi đó trai đến mùa sinh sản mới có thể cấy được những viên ngọc hoàn hảo nhất" - ông Nguyễn Văn Sĩ nhấn mạnh.
Người cấy ngọc cũng phải có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong nghề. Vì chỉ cần đặt sai vị trí, sẽ không cho ra nổi một viên ngọc hoàn hảo. Còn nếu trai còn trứng, thành phẩm ngọc sẽ bị đen và phải bỏ đi.
Phải mất 2 năm kể từ khi cấy, mới thu được ngọc trai.
Vùng biển lý tưởng nuôi cấy ngọc trai nước mặn
Quần đảo Vân Đồn nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, thuộc quần thể Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho điều kiện tự nhiên đa dạng với hơn 600 hòn đào lớn nhỏ cùng hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, nơi đây không chỉ là địa điểm du lịch đặc sắc với nhiều cảnh quan đẹp mà còn là vùng biển hội tụ những điều kiện lý tưởng cho nghề nuôi trồng ngọc trai.
Cái nôi của nghề nuôi cấy ngọc trai biển tại Việt Nam
Vịnh Bắc Bộ là nơi đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy trai từ Nhật Bản từ những năm đầu của thập niên 90. Ngày nay, các trang trại ngọc trai phân bố đều ở các hòn đảo nhỏ nằm quanh khu vực đảo Cái Bầu.
'Thiên nhiên quanh hòn đảo Cái Bầu còn khá hoang sơ, trong lành, và hầu như không bị con người tác động. Do có những hòn đảo đá vôi nằm rải rác ngoài khơi vịnh Bái Tử Long tạo thành bức bình phong chắn gió, nên vùng biển nơi đây thường lặng sóng. Mực nước biển thông thường có độ sâu trung bình là khoảng 5-10m, tuy nhiên có nhiều luồng lạch hay dòng nước sâu từ 15-29m và phần đáy biển tương đối bằng phẳng. Nhiệt độ nước biển dao động khoảng từ 18-25 oC, độ mặn vào mùa mưa đạt 21 – 22 , mùa khô đạt 32 – 33 . Đây là những điều kiện vô cùng lý tưởng để nuôi dưỡng trai lấy ngọc, cho ra những viên ngọc tuyệt đẹp nhất, có thể sánh ngang với ngọc được nuôi từ những trang trại nổi tiếng trên thế giới" - ông Nguyễn Văn Sĩ - Chuyên gia nuôi trồng ngọc trai có tiếng ở Việt Nam chia sẻ.
Quy trình nuôi cấy ngọc trai tiêu chuẩn quốc tế
Ngọc trai Thái Bình Dương áp dụng phương pháp nuôi cấy ngọc trai biển của Nhật Bản, phát minh của chuyên gia Kokichi Mikimoto vào năm 1893. Từ công đoạn chuẩn bị trai giống, cấy ghép, chăm sóc trai đến thu hoạch đều tuân theo quy trình, kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra những viên ngọc trai biển chất lượng cao cấp. Các chuyên gia, kỹ thuật viên của ngọc Trai Thái Bình Dương định kỳ đều được cử đi bồi dưỡng, đào tạo tại Nhật Bản và một số nước để thường xuyên cập nhật kiến thức mới về kỹ thuật, phương pháp mới.
Chuẩn bị trai giống
Theo ông Nguyễn Văn Sĩ - Chuyên gia nuôi trồng ngọc trai có tiếng ở Việt Nam, tất cả các trang trại nuôi cấy ngọc trai trên thế giới đều thực hiện nuôi trai giống, không khai thác tự nhiên để tránh làm cạn kiệt nguồn trai đồng thời kiểm soát số lượng và chất lượng của ngọc trai. Trai giống được kích thích sinh trưởng trong môi trường đặc biệt, yêu cầu cao về chất lượng nguồn nước và thức ăn để đảm bảo trai phát triển khỏe mạnh, chất lượng xà cừ đẹp. Trai giống được nuôi khoảng từ 2 đến 4 năm thì đạt tiêu chuẩn để cấy tùy vào từng loại.
Quy trình cấy ghép
Trai đủ tuổi trưởng thành (2-4 năm tuổi) được chọn lựa kỹ lưỡng, những con trai đạt chuẩn phải hoàn toàn khỏe mạnh, lớp vỏ dày, phát triển cân đối, tia sinh trưởng phát triển đều và màng xà cừ đẹp.
Kỹ thuật cấy trai cần có trai cho và trai nhận. Trai cho dùng để cắt lớp tế bào màng áo, cấy vào bên trong trai nhận cùng với viên nhân. Lớp màng áo có tác dụng tiết xà cừ xung quanh nhân tạo ra viên ngọc trai. Trai nhận chính là con trai để cấy viên nhân.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng nhân cấy và màng áo. Các kỹ thuật viên tiến hành mở hé miệng trai, khéo léo rạch một đường trong bộ phận sinh sản và đặt vào trong miếng tế bào màng áo và viên nhân. Đây là công đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình nuôi cấy, đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề cao, các thao tác khéo léo và tuyệt đối chính xác.
Nuôi dưỡng trai sau cấy
Cơ thể con trai sau khi cấy nhân thường yếu đi vì phải chịu nhiều tổn thương, do đó, trai cần được nuôi vỗ ở những vùng nước tĩnh, ít dao động trong khoảng 1-2 tuần để phục hồi sức khỏe. Sau đó, trai được chuyển đến bãi chính để nuôi thành ngọc ở độ sâu 8-15m. Con trai sẽ tiết ra từng lớp xà cừ theo cơ chế tự vệ bao bọc xung quanh viên nhân.
Quản lý và chăm sóc trai biển
"Định kỳ hàng tháng, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra bằng cách kéo các lồng trai lên để phụt rửa vệ sinh bên ngoài nhằm loại bỏ các loại kí sinh trùng bám trên vỏ. Công việc này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ thành công của cả quá trình nuôi cấy. Bên cạnh đó, những con trai bị chết hoặc đẩy nhân ra ngoài sẽ được loại bỏ ở bước này"- ông Nguyễn Văn Sĩ - Chuyên gia nuôi trồng ngọc trai có tiếng ở Việt Nam nhấn mạnh.
Thu hoạch Ngọc
Ngọc được thu hoạch sau khoảng 1-5 năm nuôi dưỡng tùy thuộc vào từng loại trai. Tỷ lệ thành công của quá trình nuôi cấy là khoảng 30 – 40%. Sau khi thu hoạch, ngọc trai sẽ được rửa sạch và phân loại. Khoảng 50% ngọc đủ tiêu chuẩn để chế tác nữ trang. Trong số đó, chỉ có 5% ngọc đạt chất lượng cao nhất. Những viên ngọc trai không đạt chất lượng sẽ được dùng làm mỹ phẩm hoặc dược phẩm.
Sau mỗi vụ thu hoạch, dù kết quả thế nào thì niềm vui vẫn xuất hiện trên gương mặt của những kỹ thuật viên, những công nhân trang trại của công ty Ngọc trai Thái Bình Dương đã không quản nắng mưa, gió bão, "bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm". Trên tất cả, mỗi viên ngọc đều là món quà quý giá, vẻ đẹp của ngọc trai chính là đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của những người nuôi trai lấy ngọc: Lạc quan, mạnh mẽ, kiên cường.
Ý kiến của bạn