Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời các câu hỏi tại buổi đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Con số có thể lượng hóa một cách cụ thể hơn: Tổng sản phẩm quốc nội hiện tại là 220 tỷ USD/93 triệu dân. Tức là 65 triệu dân chia nhau “miếng bánh” 39,6 tỷ đô la, ở phía “bên kia” gần 28 triệu dân sở hữu đến 180,4 tỷ đô còn lại! Con số cho thấy những trăn trở của Thủ tướng cũng là miếng cơm manh áo của hàng chục triệu con người.
Những câu hỏi gợi ra nhiều nỗi buồn, nỗi buồn của một đất nước có truyền thống nông nghiệp, sau mấy mươi năm theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa giờ có thể quay trở về với mục tiêu nông nghiệp sau khi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 coi như lỗi hẹn.
Với kinh tế nông nghiệp, vẫn phải xác định mọi chiến lược, tầm nhìn đều xuất phát từ nông dân và nông thôn. Thực tế cho thấy những nỗ lực của Đảng, nhà nước nhằm “vực dậy” khu vực nông thôn bằng các chương trình hỗ trợ nông dân, đặc biệt là “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.
Nhưng vấn đề vẫn nằm ở chỗ hiệu quả chưa được như mong muốn. Lại nói về những chính sách hỗ trợ kinh tế biển đảo, chương trình “tàu 67” vẫn chưa “hạ thủy” hoàn toàn, vẫn dính dáng đến bóng đen tiêu cực, lao động miền biển vẫn tiếp tục tha hương mưu sinh xứ người, biển Việt Nam vẫn chưa ngừng dậy sóng.
Lại nói về những “điểm tối” ngành trồng trọt, chăn nuôi, chưa biết khi nào mới hết tình trạng "được mùa mất giá”, trồng cây gì, nuôi con gì vẫn còn loay hoay. Chuỗi liên kết, quy trình VietGap, Global Gap vẫn chưa thể trở thành một thói quen với người nông dân.
Những hình mẫu như cá ngừ Phú Yên, Bình Định, vải thiều Hưng Yên, bưởi Năm Roi, Tân Triều, thanh long ruột đỏ, hồ tiêu, cà phê Tây Nguyên… xuất sang thị trường đẳng cấp như EU vẫn còn quá khiêm tốn so với kiểu buôn bán bấp bênh với thương nhân Hoa kiều.
17 năm kể từ sau hiệp định khung EU - Việt Nam được ký kết, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đến nay chỉ tăng 6 lần: Từ 362 triệu USD năm 1999 lên 2,59 tỷ USD năm 2016. Về tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU, rau quả của Việt Nam mới chiếm được một thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) lượng nhập khẩu rau quả của EU.
Không thể không lo lắng khi mà Đồng bằng sông Cửu Long ngày một “khó chịu” hơn với nông dân Tây Nam Bộ. Nhiều con đập thủy điện ở thượng ngồn sông Mê Kông sừng sững chặn dòng, lúa gạo Việt Nam giờ phải nhìn sang Campuchia để học hỏi mô hình chất lượng cao.
Tuy nhiên, những khó khăn kia chỉ là thử thách. Thủ tướng đã hỏi, các Bộ, ngành hãy đừng lặng im thêm nữa! Nông nghiệp sa sút là do người dân kém cỏi hay cơ quan chức năng buông lơi trách nhiệm?
Khó chấp nhận một đất nước đi lên từ văn minh nông nghiệp lại không thể lấy nông nghiệp làm điểm tựa. Hãy nhìn sang những quốc gia có truyền thống như chúng ta, đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Singgapore… ở đó có những thứ mà nông nghiệp Việt Nam cần học hỏi.
Nếu quyết tâm tìm ra nơi chịu trách nhiệm với những con số thấp lè tè kia thì không khó để tạo dựng một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp có chiều sâu. Dù sao Việt Nam vẫn được thiên nhiên ưu đãi nhiều thứ, nếu không gấp rút tận dụng ngay bây giờ thì chẳng còn cơ hội nào nữa.
Ý kiến của bạn