Nếu không tính nợ cũ, SBIC lãi hơn 150 tỷ đồng từ đóng tàu
Năm 2016, nếu không tính nợ cũ, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ lãi hơn 150 tỷ đồng từ đóng tàu...
Lãnh đạo SBIC cũng cho biết, sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ đã thay đổi cơ bản tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.
Theo báo cáo của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), năm 2016, doanh nghiệp này bàn giao 198 sản phẩm, tăng 18 sản phẩm so với kế hoạch với doanh thu và thu nhập khác đạt hơn 6.400 tỷ đồng.
Nếu chỉ tính doanh thu và thu nhập khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, toàn Tổng công ty đạt 96,6% kế hoạch, lãi 150,2 tỷ đồng.
Đến hết năm 2016, SBIC đã tái cơ cấu 191 đơn vị, đạt 81% so với đề án được phê duyệt.
“Nếu không tính đến chi phí tài chính do các khoản vay cũ, chi phí khấu hao do không khai thác hết công suất thì doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã bù đắp được các khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động”, quyền Tổng giám đốc SBIC ông Cao Thành Đồng cho biết.
Cũng theo ông Cao Thành Đồng, sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu, SBIC đã thu được những kết quả ban đầu. Hiện, toàn Tổng công ty có 13.967 lao động.
Tại công ty mẹ và 8 đơn vị thành viên là 5.914 người, về cơ bản lao động và nhân sự tương đối ổn định, 100% có việc làm, không nợ lương, và thu nhập bình quân từng bước ổn định, năm 2016 đạt trung bình hơn 7 triệu đồng/người/tháng.
Theo kế hoạch năm 2017, SBIC triển khai thi công 230 sản phẩm và dự kiến bàn giao 186 sản phẩm, sửa chữa hơn 330 lượt tàu. Giá trị sản xuất từ đóng tàu dự kiến đạt hơn 5.322 tỷ đồng, từ công nghiệp phụ trợ, vận tải cảng biển, thương mại dịch vụ... hơn 237 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lãnh đạo SBIC cũng cho biết, sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ đã thay đổi cơ bản tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.
Cụ thể, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thu gọn quy mô hoạt động, mô hình tổ chức của doanh nghiệp, cải thiện rõ rệt từng bước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từng bước xoá lỗ, giảm chi phí tài chính, kéo dài thời gian trả nợ phù hợp với tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
”Việc tái cơ cấu nợ không gây hiệu ứng xấu, không gây đổ vỡ cho các tổ chức tín dụng; chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu còn giải quyết được chế độ lao động với số lượng rất, không gây xáo trộn lớn…”, ông Cao Thành Đồng nói.
Ghi nhận thành quả của SBIC, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho rằng nếu nhìn thẳng vào thực tế thì kết quả chưa được như kỳ vọng. Do đó, SBIC phải nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí phải giải thể, phá sản thêm các doanh nghiệp cho tập trung, gọn nhẹ bộ máy và tận dụng cơ sở hạ tầng, thiết bị cũng phải làm.
“Khó khăn vẫn đang ở phía trước, tuy nhiên, dù vận dụng cách nào để tái cơ cấu SBIC thì mục tiêu cuối cùng là phải giữ được ngành đóng tàu phát triển bền vững, là xương sống cho ngành kinh tế biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
Nếu chỉ tính doanh thu và thu nhập khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, toàn Tổng công ty đạt 96,6% kế hoạch, lãi 150,2 tỷ đồng.
Đến hết năm 2016, SBIC đã tái cơ cấu 191 đơn vị, đạt 81% so với đề án được phê duyệt.
“Nếu không tính đến chi phí tài chính do các khoản vay cũ, chi phí khấu hao do không khai thác hết công suất thì doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã bù đắp được các khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động”, quyền Tổng giám đốc SBIC ông Cao Thành Đồng cho biết.
Cũng theo ông Cao Thành Đồng, sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu, SBIC đã thu được những kết quả ban đầu. Hiện, toàn Tổng công ty có 13.967 lao động.
Tại công ty mẹ và 8 đơn vị thành viên là 5.914 người, về cơ bản lao động và nhân sự tương đối ổn định, 100% có việc làm, không nợ lương, và thu nhập bình quân từng bước ổn định, năm 2016 đạt trung bình hơn 7 triệu đồng/người/tháng.
Theo kế hoạch năm 2017, SBIC triển khai thi công 230 sản phẩm và dự kiến bàn giao 186 sản phẩm, sửa chữa hơn 330 lượt tàu. Giá trị sản xuất từ đóng tàu dự kiến đạt hơn 5.322 tỷ đồng, từ công nghiệp phụ trợ, vận tải cảng biển, thương mại dịch vụ... hơn 237 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lãnh đạo SBIC cũng cho biết, sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ đã thay đổi cơ bản tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.
Cụ thể, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thu gọn quy mô hoạt động, mô hình tổ chức của doanh nghiệp, cải thiện rõ rệt từng bước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từng bước xoá lỗ, giảm chi phí tài chính, kéo dài thời gian trả nợ phù hợp với tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
”Việc tái cơ cấu nợ không gây hiệu ứng xấu, không gây đổ vỡ cho các tổ chức tín dụng; chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu còn giải quyết được chế độ lao động với số lượng rất, không gây xáo trộn lớn…”, ông Cao Thành Đồng nói.
Ghi nhận thành quả của SBIC, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho rằng nếu nhìn thẳng vào thực tế thì kết quả chưa được như kỳ vọng. Do đó, SBIC phải nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí phải giải thể, phá sản thêm các doanh nghiệp cho tập trung, gọn nhẹ bộ máy và tận dụng cơ sở hạ tầng, thiết bị cũng phải làm.
“Khó khăn vẫn đang ở phía trước, tuy nhiên, dù vận dụng cách nào để tái cơ cấu SBIC thì mục tiêu cuối cùng là phải giữ được ngành đóng tàu phát triển bền vững, là xương sống cho ngành kinh tế biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn