Trump đang dần “lạnh” với Putin?
Tổng thống Trump không còn lên mạng xã hội Twitter để ca ngợi người đồng cấp Nga Vladimir Putin...
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: CNN.
Đối mặt với những cáo buộc cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump không còn lên mạng xã hội Twitter để đăng những dòng trạng thái (tweet) với nội dung ca ngợi người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin là quan chức Mỹ nói rằng chỉ chưa đầy 5 tuần sau khi Trump nhậm chức, cơ hội “phá băng” quan hệ Washington-Moscow - một khả năng từng ở mức rất cao khi ông Trump và ông Putin liên tiếp ca tụng lẫn nhau trong thời gian ông Trump chạy đua vào Nhà Trắng - đã giảm sút rất nhiều.
Các cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Trump đã bắt đầu có những phát ngôn cứng rắn hơn về Nga. Sự thay đổi thái độ rõ nét này diễn ra sau vụ từ chức vào tháng trước của cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump, tướng Michael Flynn, một người ủng hộ mối quan hệ ấm áp hơn với Moscow. Chỗ trống mà ông Flynn để lại đã được lấp đầy bởi tướng H.R. McMaster, một người có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề Nga.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sự thay đổi thái độ của chính quyền Trump với Nga, hai quan chức tiết lộ rằng Nhà Trắng đã đề xuất trao công việc cố vấn cấp cao về Nga tại Hội đồng An ninh Quốc gia cho học giả Fiona Hill, một người nổi tiếng với quan điểm chỉ trích Putin. Những cuốn sách từng được xuất bản của bà Hill có cuốn “Mr. Putin, Operative in the Kremlin” (tạm dịch: “Ông Putin, gián điệp ở điện Kremlin”) - chỉ việc nhà lãnh đạo Nga từng làm việc ở cơ quan tình báo KGB. Hiện chưa rõ bà Hill có nhận vị trí được trao hay không.
Áp lực đối với Trump cũng đến từ các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông, những người từ lâu đã bày tỏ lo ngại về sự thân mật với Putin mà ông thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngoài ra, sức ép còn đến từ các đồng minh của Mỹ về châu Âu, những nước lo Trump có thể sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến việc nước này sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Những trở ngại mới đối với Trump trong việc xích lại gần Nga, theo giới phân tích, còn là việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions, con rể kiêm cố vấn của Trump là Jared Kushner, và các thành viên khác trong ê-kíp của Trump có thể đã có liên lạc với quan chức Nga trng và sau chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Một cuộc điều tra nhỏ - hiện đang tập trung vào Sessions và liên lạc của ông với đại sứ Nga tại Washington - đã dẫn tới những lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra lớn nhằm vào những cáo buộc cho rằng Moscow đã can thiệp nhằm gây ảnh hưởng lên kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
“Đang có một sự lo sợ lớn về Nga trong hệ thống chính trị truyền thống của Mỹ. Bởi vậy, Trump sẽ bị hạn chế trong những việc mà ông ấy có thể làm”, ông Matthew Rojansky, một chuyên gia về Nga thuộc trung tâm nghiên cứu Wilson Center ở Washington, nhận xét.
Đến nay, Nhà Trắng vẫn phủ nhận có những liên lạc không phù hợp với Nga, còn Nga bác bỏ cáo buộc đã gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử ở Mỹ.
Dù Trump chưa vạch ra chính sách của ông đối với Nga, hầu hết các dấu hiệu ở thời điểm hiện nay cho thấy sẽ không có sự thay đổi lớn trong quan hệ song phương giữa hai nước - mối quan hệ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama, chủ yếu do sự khác biệt sâu sắc trong các vấn đề Syria và Ukraine.
Trong thời gian tranh cử, Trump đã để ngỏ khả năng xích lại gần Nga, đặc biệt là hợp tác với Nga chống chủ nghĩa khủng bố. Điều này khiến giới chức Mỹ hiện nay và khi đó lo ngại ông có thể đánh đổi lợi ích của Mỹ ở những lĩnh vực khác để có nhằm có được sự hợp tác về quân sự và tình báo của Nga trong cuộc chiến chống lại những nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhưng nay, những ngôn từ của Trump khi nói về Putin đã không còn như lúc tranh cử - khi ông lên Twitter ca ngợi Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và nhà lãnh đạo Nga khen tỷ phú bất động sản người Mỹ là “thông minh”.
Trong một cuộc họp báo hồi giữa tháng 2, Trump nói rằng: “Tôi muốn có thể hòa thuận với Nga”, nhưng nói thêm rằng: “Có khả năng tôi không thể hòa thuận với Putin”.
Tuần này, hai quan chức cấp cao của châu Âu nói với các nhà báo ở Washington rằng họ nhận thấy có sự thay đổi trong lập trường của chính quyền Trump đối với Nga. Họ cho rằng có vẻ Washington không còn nhiều mong muốn tham gia vào một cuộc “mặc cả lớn”, mà trong đó Mỹ có thể dỡ trừng phạt cho Nga để đổi lấy hành động của Nga trong những vấn đề khác.
“Điều mà chúng tôi cho là chắc chắn là, ít nhất trong các cuộc gặp của chúng tôi, không ai đưa ra ý tưởng về một cuộc mặc cả lớn, ý tưởng về một thỏa thuận lớn”, một vị quan chức châu Âu đề nghị giấu tên nói.
Vị thứ hai phát biểu: “Về vấn đề Nga, thực lòng mà nói tôi có ấn tượng rằng sự phân tích và lập trường của chính quyền Mỹ hiện nay gần với lập trường của chúng tôi hơn so với quan điểm của họ 2-3 tháng trước đây”.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin là quan chức Mỹ nói rằng chỉ chưa đầy 5 tuần sau khi Trump nhậm chức, cơ hội “phá băng” quan hệ Washington-Moscow - một khả năng từng ở mức rất cao khi ông Trump và ông Putin liên tiếp ca tụng lẫn nhau trong thời gian ông Trump chạy đua vào Nhà Trắng - đã giảm sút rất nhiều.
Các cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Trump đã bắt đầu có những phát ngôn cứng rắn hơn về Nga. Sự thay đổi thái độ rõ nét này diễn ra sau vụ từ chức vào tháng trước của cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump, tướng Michael Flynn, một người ủng hộ mối quan hệ ấm áp hơn với Moscow. Chỗ trống mà ông Flynn để lại đã được lấp đầy bởi tướng H.R. McMaster, một người có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề Nga.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sự thay đổi thái độ của chính quyền Trump với Nga, hai quan chức tiết lộ rằng Nhà Trắng đã đề xuất trao công việc cố vấn cấp cao về Nga tại Hội đồng An ninh Quốc gia cho học giả Fiona Hill, một người nổi tiếng với quan điểm chỉ trích Putin. Những cuốn sách từng được xuất bản của bà Hill có cuốn “Mr. Putin, Operative in the Kremlin” (tạm dịch: “Ông Putin, gián điệp ở điện Kremlin”) - chỉ việc nhà lãnh đạo Nga từng làm việc ở cơ quan tình báo KGB. Hiện chưa rõ bà Hill có nhận vị trí được trao hay không.
Áp lực đối với Trump cũng đến từ các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông, những người từ lâu đã bày tỏ lo ngại về sự thân mật với Putin mà ông thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngoài ra, sức ép còn đến từ các đồng minh của Mỹ về châu Âu, những nước lo Trump có thể sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến việc nước này sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Những trở ngại mới đối với Trump trong việc xích lại gần Nga, theo giới phân tích, còn là việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions, con rể kiêm cố vấn của Trump là Jared Kushner, và các thành viên khác trong ê-kíp của Trump có thể đã có liên lạc với quan chức Nga trng và sau chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Một cuộc điều tra nhỏ - hiện đang tập trung vào Sessions và liên lạc của ông với đại sứ Nga tại Washington - đã dẫn tới những lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra lớn nhằm vào những cáo buộc cho rằng Moscow đã can thiệp nhằm gây ảnh hưởng lên kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
“Đang có một sự lo sợ lớn về Nga trong hệ thống chính trị truyền thống của Mỹ. Bởi vậy, Trump sẽ bị hạn chế trong những việc mà ông ấy có thể làm”, ông Matthew Rojansky, một chuyên gia về Nga thuộc trung tâm nghiên cứu Wilson Center ở Washington, nhận xét.
Đến nay, Nhà Trắng vẫn phủ nhận có những liên lạc không phù hợp với Nga, còn Nga bác bỏ cáo buộc đã gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử ở Mỹ.
Dù Trump chưa vạch ra chính sách của ông đối với Nga, hầu hết các dấu hiệu ở thời điểm hiện nay cho thấy sẽ không có sự thay đổi lớn trong quan hệ song phương giữa hai nước - mối quan hệ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama, chủ yếu do sự khác biệt sâu sắc trong các vấn đề Syria và Ukraine.
Trong thời gian tranh cử, Trump đã để ngỏ khả năng xích lại gần Nga, đặc biệt là hợp tác với Nga chống chủ nghĩa khủng bố. Điều này khiến giới chức Mỹ hiện nay và khi đó lo ngại ông có thể đánh đổi lợi ích của Mỹ ở những lĩnh vực khác để có nhằm có được sự hợp tác về quân sự và tình báo của Nga trong cuộc chiến chống lại những nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhưng nay, những ngôn từ của Trump khi nói về Putin đã không còn như lúc tranh cử - khi ông lên Twitter ca ngợi Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và nhà lãnh đạo Nga khen tỷ phú bất động sản người Mỹ là “thông minh”.
Trong một cuộc họp báo hồi giữa tháng 2, Trump nói rằng: “Tôi muốn có thể hòa thuận với Nga”, nhưng nói thêm rằng: “Có khả năng tôi không thể hòa thuận với Putin”.
Tuần này, hai quan chức cấp cao của châu Âu nói với các nhà báo ở Washington rằng họ nhận thấy có sự thay đổi trong lập trường của chính quyền Trump đối với Nga. Họ cho rằng có vẻ Washington không còn nhiều mong muốn tham gia vào một cuộc “mặc cả lớn”, mà trong đó Mỹ có thể dỡ trừng phạt cho Nga để đổi lấy hành động của Nga trong những vấn đề khác.
“Điều mà chúng tôi cho là chắc chắn là, ít nhất trong các cuộc gặp của chúng tôi, không ai đưa ra ý tưởng về một cuộc mặc cả lớn, ý tưởng về một thỏa thuận lớn”, một vị quan chức châu Âu đề nghị giấu tên nói.
Vị thứ hai phát biểu: “Về vấn đề Nga, thực lòng mà nói tôi có ấn tượng rằng sự phân tích và lập trường của chính quyền Mỹ hiện nay gần với lập trường của chúng tôi hơn so với quan điểm của họ 2-3 tháng trước đây”.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn