Doanh nghiệp tồn kho gần 1 triệu tấn gạo
Tính đến hết ngày 31/1, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn...
Năm 2016, khối lượng xuất khẩu gạo giảm mạnh còn 4,890 triệu tấn, trị giá hơn 2,128 tỷ USD - giảm 25,54% về số lượng và giảm 20,5% về giá trị với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết ngày 31/1, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31/1, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn. Trong đó, Tổng công ty Lương thực miền Nam tồn khoảng gần 318.000 tấn, Công ty Lương thực miền Bắc khoảng 109.800 tấn. Số còn lại khoảng 528.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác.
Trong tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 320.000 tấn, giảm hơn 20% so với cùng thời điểm năm 2016. Giá bình quân FOB là 427,51 USD/tấn. Trị giá FOB là 142,141 USD/tấn và giá CIF là 143,475 triệu USD/tấn.
Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 6,748 triệu tấn gạo, năm 2014 là 6,461 triệu tấn, năm 2015 đạt 6,615 triệu tấn. Đến năm 2016, khối lượng giảm mạnh còn 4,890 triệu tấn gạo các loại, trị giá hơn 2,128 tỷ USD, giảm 25,54% về số lượng và giảm 20,5% về giá trị với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tình hình xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới sút giảm, xu hướng tự túc lương thực, hạn chế nhập khẩu ở các nước tăng lên, cộng với xu hướng tăng tiêu thụ thực phẩm lúa mì và bắp do nguồn cung dồi dào, giá rẻ.
Không chỉ xuất khẩu gạo giảm, trước đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu một số nhóm hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước như: Xuất khẩu hạt điều đạt 164.000 USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu chè trị giá 13 triệu USD, giảm 20%; xuất khẩu hạt tiêu đạt 62 triệu USD, giảm 31%; xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trị giá 60 triệu USD, giảm 43,7%.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 31/1, lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp vào khoảng hơn 955.900 tấn. Trong đó, Tổng công ty Lương thực miền Nam tồn khoảng gần 318.000 tấn, Công ty Lương thực miền Bắc khoảng 109.800 tấn. Số còn lại khoảng 528.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác.
Trong tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 320.000 tấn, giảm hơn 20% so với cùng thời điểm năm 2016. Giá bình quân FOB là 427,51 USD/tấn. Trị giá FOB là 142,141 USD/tấn và giá CIF là 143,475 triệu USD/tấn.
Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 6,748 triệu tấn gạo, năm 2014 là 6,461 triệu tấn, năm 2015 đạt 6,615 triệu tấn. Đến năm 2016, khối lượng giảm mạnh còn 4,890 triệu tấn gạo các loại, trị giá hơn 2,128 tỷ USD, giảm 25,54% về số lượng và giảm 20,5% về giá trị với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tình hình xuất khẩu gạo năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế thế giới sút giảm, xu hướng tự túc lương thực, hạn chế nhập khẩu ở các nước tăng lên, cộng với xu hướng tăng tiêu thụ thực phẩm lúa mì và bắp do nguồn cung dồi dào, giá rẻ.
Không chỉ xuất khẩu gạo giảm, trước đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu một số nhóm hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước như: Xuất khẩu hạt điều đạt 164.000 USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu chè trị giá 13 triệu USD, giảm 20%; xuất khẩu hạt tiêu đạt 62 triệu USD, giảm 31%; xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trị giá 60 triệu USD, giảm 43,7%.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn