“Hơn 4.000 người Việt chết mỗi năm vì nhiệt điện than”
Trong khi thế giới đang dần chuyển sang năng lượng tái tạo, thì Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều...
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mới đây đã bị người dân phản đối, la ó vì ô nhiễm môi trường từ xỉ than, khói bụi.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.300 người chết có liên quan đến nhiệt điện than.
Thống kê trên được đưa ra tại hội thảo “Than và nhiệt điện than: Những điều chưa biết”, do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức sáng 29/9.
Theo Phó giám đốc GreenID Trần Đình Sính, kết quả nghiên cứu “các tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” tại Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard lần đầu công bố cho rằng, “nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam có thể lên tới 25.000 người/năm”.
“Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển như hiện nay, số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao, chưa kể, kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khỏe của người dân”, ông Trần Đình Sính nói.
Cũng theo tổ chức này, đến năm 2010, trên toàn thế giới có 3,2 triệu người chết liên quan đến nhiệt điện than. Trong đó, Việt Nam có 31.000 người và riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 8.000 người.
Ngoài tác hại đối với con người, nhóm nghiên cứu khẳng định nhiệt điện than cũng đang tác động gây hại cho mùa màng và đất đai. Trong khi đó, hiện khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng chục nhà máy nhiệt điện than đã và sẽ tiếp tục được xây dựng…
Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than thải ra một lượng tro khổng lồ, ước tính khoảng 14,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2020 và lên đến 29,1 triệu tấn mỗi năm từ 2030, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Lo ngại hơn, theo tổ chức này, trong khi thế giới đang chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thì Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều. Theo quy hoạch, đến 2030, nhiệt điện than của Việt Nam sẽ chiếm trên 50%.
Thống kê trên được đưa ra tại hội thảo “Than và nhiệt điện than: Những điều chưa biết”, do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức sáng 29/9.
Theo Phó giám đốc GreenID Trần Đình Sính, kết quả nghiên cứu “các tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” tại Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard lần đầu công bố cho rằng, “nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam có thể lên tới 25.000 người/năm”.
“Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển như hiện nay, số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao, chưa kể, kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khỏe của người dân”, ông Trần Đình Sính nói.
Cũng theo tổ chức này, đến năm 2010, trên toàn thế giới có 3,2 triệu người chết liên quan đến nhiệt điện than. Trong đó, Việt Nam có 31.000 người và riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 8.000 người.
Ngoài tác hại đối với con người, nhóm nghiên cứu khẳng định nhiệt điện than cũng đang tác động gây hại cho mùa màng và đất đai. Trong khi đó, hiện khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng chục nhà máy nhiệt điện than đã và sẽ tiếp tục được xây dựng…
Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than thải ra một lượng tro khổng lồ, ước tính khoảng 14,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2020 và lên đến 29,1 triệu tấn mỗi năm từ 2030, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Lo ngại hơn, theo tổ chức này, trong khi thế giới đang chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thì Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều. Theo quy hoạch, đến 2030, nhiệt điện than của Việt Nam sẽ chiếm trên 50%.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn