Kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng yêu cầu hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới và kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước...
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục tái cơ cấu nợ công, tăng dần tỷ trọng cho vay lại trong cơ cấu vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 27/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp, ngành, địa phương và đơn vị. Chỉ được chi trong giới hạn dự toán chi ngân sách.
Đồng thời cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước ở từng ngành, địa phương và đơn vị cơ sở, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên và bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, đảm bảo chiếm khoảng 25-26% tổng chi ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Tiếp tục tái cơ cấu nợ công, tăng dần tỷ trọng cho vay lại trong cơ cấu vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm và kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó cần kiểm soát nợ trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, xây dựng đề án phát triển cân bằng và toàn diện thị trường tài chính. Bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu (bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp); giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017.
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, nguồn lực công bảo đảm tiếp tục quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp, ngành, địa phương và đơn vị. Chỉ được chi trong giới hạn dự toán chi ngân sách.
Đồng thời cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước ở từng ngành, địa phương và đơn vị cơ sở, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên và bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, đảm bảo chiếm khoảng 25-26% tổng chi ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Tiếp tục tái cơ cấu nợ công, tăng dần tỷ trọng cho vay lại trong cơ cấu vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm và kiểm soát chặt chẽ vay nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó cần kiểm soát nợ trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, xây dựng đề án phát triển cân bằng và toàn diện thị trường tài chính. Bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu (bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp); giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017.
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, nguồn lực công bảo đảm tiếp tục quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn