Trump ít lựa chọn trả đũa vụ Triều Tiên thử tên lửa
Triều Tiên phóng thử tên lửa sau sau khi Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật cùng chơi golf...
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Donald Trump đã thề sẽ cứng rắn hơn với Triều Tiên, Tuy nhiên, sau vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ khi ông bước chân vào Nhà Trắng diễn ra cuối tuần vừa rồi, Trump đã có phản ứng công khai đầy kiềm chế.
Theo hãng tin Reuters, điều này cho thấy tân Tổng thổng Mỹ không có nhiều lựa chọn tốt để khiến Triều Tiên cắt giảm chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Nguồn tin là một quan chức chính quyền Trump tiết lộ rằng những biện pháp trả đũa mà Nhà Trắng đang cân nhắc cho vụ thử tên lửa diễn ra ngày 12/2 của Triều Tiên bao gồm siết trừng phạt, phô trương lực lượng, và tăng cường phòng thủ hạt nhân.
Những cách này không có sự khác biệt đáng kể so với cách ứng phó với Bình Nhưỡng mà chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Barack Obama đã theo đuổi.
Ngay cả ý tưởng gia tăng áp lực buộc Trung Quốc phải kiềm chế Triều Tiên cũng đã từng được các chính quyền tiền nhiệm thử làm và không mang lại kết quả. Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay cũng có những tín hiệu cho thấy không tuân theo sức ép của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, sau khi Trump thể hiện thái độ cứng rắn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề, từ thương mại, tỷ giá cho tới biển Đông.
Những lựa chọn đáp trả “kịch tích” hơn đối với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên bao gồm hành động quân sự trực tiếp hoặc đàm phán. Tuy nhiên, cả hai cách này đều có vẻ không được chính quyền Trump đem ra xem xét, bởi hành động quân sự có nguy cơ kéo theo một cuộc chiến tranh khu vực, còn đàm phán dễ bị coi là dung túng cho hành động của Bình Nhưỡng. Chưa kể, cả hai cách này đều không đảm bảo sẽ thành công.
“Các lựa chọn của Trump là hạn hẹp”, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận xét.
“Tôi muốn tất cả mọi người hiểu và nhận thức đầy đủ rằng nước Mỹ ủng hộ Nhật Bản, đồng minh tuyệt vời của chúng tôi, 100%”, ông chủ Nhà Trắng nói trong phản ứng công khai đầu tiên sau vụ phóng thử của Triều Tiên.
Tuyên bố được Trump đưa ra với giọng nói nghiêm túc trong một cuộc họp báo chung tại Palm Beach, Florida vào ngày Chủ Nhật với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trước đó, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng vào hôm thứ Sáu và cùng nhau chơi golf ở Palm Beach vào hôm thứ Bảy.
Vào sáng sớm ngày Chủ Nhật theo giờ Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản. Đây không phải là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) như Triều Tiên gần đây vẫn tuyên bố sẽ phóng thử bất kỳ lúc nào. Thay vào đó, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đây có thể là một tên lửa tầm trung Musudan.
Có vẻ như vụ phóng đã được Bình Nhưỡng lựa chọn thời điểm nhạy cảm để tiến hành, bởi nó diễn ra giữa lúc Thủ tướng Nhật gặp Tổng thống Mỹ - cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kểt từ khi ông Trump nhập chức.
Trong tuyên bố của mình, Trump không đề cập đến Triều Tiên hay kế hoạch trả đũa của Mỹ đối với vụ thử mới nhất của Bình Nhưỡng. Một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng cách phản ứng thận trọng này của Trump - khác với những tuyên bố “hùng hổ” mà ông từng đưa ra về Triều Tiên - cho thấy các trợ lý của Trump có thể đã thuyết phục ông kiềm chế. Nhiều khả năng, các trợ lý của Trump đã khuyên ông không “mắc bẫy” Bình Nhưỡng mà đưa ra những lời đe dọa khó thực hiện, nhất là trong khi chiến lược của chính quyền mới về vấn đề Triều Tiên còn chưa hoàn thiện.
Cấp dưới của Trump từng nói chính quyền Trump sẽ có chiến lược quyết đoán hơn đối với Triều Tiên, thay vì chính sách “kiên nhẫn chiến lược” như chính quyền Obama theo đuổi. Chiến lược mới có thể bao gồm dần gia tăng trừng phạt và tăng sức ép ngoại giao lên Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Nhà Trắng đến nay vẫn còn rất mơ hồ về cách thức thực hiện một chiến lược như vậy.
Một quan chức Chính phủ Mỹ đề nghị giấu tên cho biết chính quyền Trump đã lường trước sự gây hấn của Triều Tiên và sẽ tính cách đáp trả, nhưng cách trả đũa sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để vừa thể hiện quyết tâm của Washington, vừa tránh đẩy căng thẳng leo thang.
Theo hãng tin Reuters, điều này cho thấy tân Tổng thổng Mỹ không có nhiều lựa chọn tốt để khiến Triều Tiên cắt giảm chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Nguồn tin là một quan chức chính quyền Trump tiết lộ rằng những biện pháp trả đũa mà Nhà Trắng đang cân nhắc cho vụ thử tên lửa diễn ra ngày 12/2 của Triều Tiên bao gồm siết trừng phạt, phô trương lực lượng, và tăng cường phòng thủ hạt nhân.
Những cách này không có sự khác biệt đáng kể so với cách ứng phó với Bình Nhưỡng mà chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Barack Obama đã theo đuổi.
Ngay cả ý tưởng gia tăng áp lực buộc Trung Quốc phải kiềm chế Triều Tiên cũng đã từng được các chính quyền tiền nhiệm thử làm và không mang lại kết quả. Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay cũng có những tín hiệu cho thấy không tuân theo sức ép của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, sau khi Trump thể hiện thái độ cứng rắn với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề, từ thương mại, tỷ giá cho tới biển Đông.
Những lựa chọn đáp trả “kịch tích” hơn đối với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên bao gồm hành động quân sự trực tiếp hoặc đàm phán. Tuy nhiên, cả hai cách này đều có vẻ không được chính quyền Trump đem ra xem xét, bởi hành động quân sự có nguy cơ kéo theo một cuộc chiến tranh khu vực, còn đàm phán dễ bị coi là dung túng cho hành động của Bình Nhưỡng. Chưa kể, cả hai cách này đều không đảm bảo sẽ thành công.
“Các lựa chọn của Trump là hạn hẹp”, chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận xét.
“Tôi muốn tất cả mọi người hiểu và nhận thức đầy đủ rằng nước Mỹ ủng hộ Nhật Bản, đồng minh tuyệt vời của chúng tôi, 100%”, ông chủ Nhà Trắng nói trong phản ứng công khai đầu tiên sau vụ phóng thử của Triều Tiên.
Tuyên bố được Trump đưa ra với giọng nói nghiêm túc trong một cuộc họp báo chung tại Palm Beach, Florida vào ngày Chủ Nhật với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trước đó, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng vào hôm thứ Sáu và cùng nhau chơi golf ở Palm Beach vào hôm thứ Bảy.
Vào sáng sớm ngày Chủ Nhật theo giờ Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản. Đây không phải là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) như Triều Tiên gần đây vẫn tuyên bố sẽ phóng thử bất kỳ lúc nào. Thay vào đó, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đây có thể là một tên lửa tầm trung Musudan.
Có vẻ như vụ phóng đã được Bình Nhưỡng lựa chọn thời điểm nhạy cảm để tiến hành, bởi nó diễn ra giữa lúc Thủ tướng Nhật gặp Tổng thống Mỹ - cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kểt từ khi ông Trump nhập chức.
Trong tuyên bố của mình, Trump không đề cập đến Triều Tiên hay kế hoạch trả đũa của Mỹ đối với vụ thử mới nhất của Bình Nhưỡng. Một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng cách phản ứng thận trọng này của Trump - khác với những tuyên bố “hùng hổ” mà ông từng đưa ra về Triều Tiên - cho thấy các trợ lý của Trump có thể đã thuyết phục ông kiềm chế. Nhiều khả năng, các trợ lý của Trump đã khuyên ông không “mắc bẫy” Bình Nhưỡng mà đưa ra những lời đe dọa khó thực hiện, nhất là trong khi chiến lược của chính quyền mới về vấn đề Triều Tiên còn chưa hoàn thiện.
Cấp dưới của Trump từng nói chính quyền Trump sẽ có chiến lược quyết đoán hơn đối với Triều Tiên, thay vì chính sách “kiên nhẫn chiến lược” như chính quyền Obama theo đuổi. Chiến lược mới có thể bao gồm dần gia tăng trừng phạt và tăng sức ép ngoại giao lên Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Nhà Trắng đến nay vẫn còn rất mơ hồ về cách thức thực hiện một chiến lược như vậy.
Một quan chức Chính phủ Mỹ đề nghị giấu tên cho biết chính quyền Trump đã lường trước sự gây hấn của Triều Tiên và sẽ tính cách đáp trả, nhưng cách trả đũa sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để vừa thể hiện quyết tâm của Washington, vừa tránh đẩy căng thẳng leo thang.
http://vneconomy.vn
Ý kiến của bạn