Năm 2017, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air, đồng thời là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 10 người phụ nữ quyền lực nhất trong giới kinh doanh. Đầu năm 2018, tài sản của bà Thảo ước ở mức trên 3 tỷ USD. Doanh nhân này cũng là một trong 2 tỷ phú USD tại Việt Nam được Forbes công nhận. Trước đó, năm 2014, bà Mai Kiều Kiên đã được Forbes vinh danh là “nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2014".

p/Ở khu vực APEC hiện nay, theo thống kê, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; chiếm trong khoảng từ 50 đến 80% việc làm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; đóng góp từ 20 đến 50% GDP trong các nền kinh tế APEC. Ảnh: Côngp/ty của

Ở khu vực APEC hiện nay, theo thống kê, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; chiếm trong khoảng từ 50 đến 80% việc làm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; đóng góp từ 20 đến 50% GDP trong các nền kinh tế APEC. Ảnh: Công ty của "nữ hoàng hột vịt" Ba Huân vừa nhận thêm 32,5 triệu USD đầu tư từ VinaCapital.

Phá vỡ “định kiến”

Nêu ra một số dẫn chứng như vậy để thấy rằng dù còn nhiều khó khăn, trở ngại nhưng những năm gần đây, doanh nhân nữ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, khẳng định năng lực, đạt được nhiều thành tịu trên thương trường trong nước và quốc tế. Nó cũng phá vỡ những định kiến rằng phụ nữ chỉ lo việc “bếp núc”. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành doanh nghiệp của Việt Nam hiện cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với mức xấp xỉ 25%, tức là cứ 4 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ. Báo do Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) vừa công bố cũng cho thấy 25% trong số các Giám đốc điều hành (CEO) và thành viên Ban Giám đốc ở Việt Nam là phụ nữ. Với con số này, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo vượt xa Malaysia (14%), Singapore (10%) và Indonesia (6%).

  Quyền năng của nữ doanh nhân không dừng lại ở thành công của sự nghiệp, mà còn gắn thêm trách nhiệm với hạnh phúc, thành công của những người lao động.

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HAWASME) cho thấy: DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ. Có tới 98,8% DNNVV do phụ nữ làm chủ là quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 61,4%. DNNVV do phụ nữ làm chủ gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các doanh nhân nữ đều khẳng định thiếu kiến thức kỹ năng, thiếu thông tin thị trường, nguồn lực, xúc tiến thương mại, kỹ năng xây dựng và phát triển mạng lưới. Ví dụ, có 55% nữ chủ doanh nghiệp đề xuất cần hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đề xuất hỗ trợ 33,8% nữ chủ DNNVV có trình độ từ Trung cấp trở xuống.

Ngoài ra, doanh nhân nữ còn có những vấn đề riêng với giới nữ như cân bằng công việc kinh doanh và chăm sóc gia đình. Theo quan niệm truyền thống ở Việt Nam, phụ nữ là người chăm sóc giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái... Những hoạt động này chiếm thời gian đáng kể của nữ doanh nhân, làm hạn chế thời gian cho xây dựng quan hệ đối tác và mạng lưới kinh doanh.

Trao quyền thực chất

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định: “Hãy tin vào phụ nữ. Cứu tinh của nền kinh tế thế giới trong tương lai sẽ là phụ nữ. Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ là các động cơ chính, là chủ nhân của nền kinh tế thế giới trong tương lai”. Nhận định này phù hợp với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt từ 35% trở lên.

Tuy nhiên, Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): chỉ có sự nỗ lực của phụ nữ là chưa đủ, mà cần có sự hỗ trợ của chính sách. Để trao quyền cho phụ nữ thực chất hơn, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ tăng quy mô, tăng tính đại diện của doanh nghiệp nữ trong các hiệp hội kinh doanh nhằm làm cho hoạt động của các hiệp hội này phù hợp hơn với phụ nữ.

Và động lực từ thể chế

Hơn ai hết, chỉ có tự thân phụ nữ mới quyết định mình cần phải làm những gì để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang thay đổi. Bởi vậy bản thân họ sẽ phải lựa chọn, chấp nhận và dám vượt qua khó khăn, thách thức, để tiến lên phía trước.

Nhưng về lâu dài, để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, mỗi nền kinh tế cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế về bình đẳng giới nhằm tạo cơ sở pháp lý và bộ máy triển khai các biện pháp nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có thể xây dựng các chiến lược, chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội.

Cần nhắc lại, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu “tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020". Một con số dường như lạnh lùng nhưng cũng có thể nói lên sự bước tiếp thế hệ của những nữ doanh nhân trẻ với nhiều tham vọng, nhiều khát khao hơn các thế hiện đi trước. Rất có thể thế hệ này sẽ không còn phải đối mặt nhiều với áp lực xã hội trong đòi hỏi cần bằng gia đình và sự nghiệp, song chắc chắn quyền năng phái đẹp vẫn sẽ tạo nên sự khác biệt, sức mạnh mà chỉ nữ doanh nhân mới có được. Trong Diễn đàn doanh nhân nữ APEC, TS Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh: “Tôi đồng tình với quan điểm: “hãy quên Trung Quốc, quên Ấn Độ, quên Internet… hãy tin vào phụ nữ. Cứu tinh của nền kinh tế thế giới trong tương lai sẽ là phụ nữ. MSMEs và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ là các động cơ chính, là chủ nhân của nền kinh tế thế giới trong tương lai”.

Triển vọng này rất rõ khi thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp là chỉ đạo thường xuyên, chủ đạo của Chính phủ trong thời gian gần đây.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh:

Để nâng cao sự tham gia và đóng góp của phụ nữ nói chung và nữ doanh nhân nói riêng trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, cần thay đổi nhận thức cũng như yêu cầu:

Thứ nhất, tăng cường sự tham gia và đóng góp của phụ nữ sẽ tạo ra những động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm.

Thứ hai, yêu cầu cấp thiết là cần tăng cường sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đối với phụ nữ. Kỷ nguyên số là một bước tiến vượt bậc của nhân loại, nhưng đang đặt ra thách thức to lớn với nhiều nhóm người dân trong xã hội, trong đó đặc biệt là nguy cơ phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau. Vì thế, chúng ta cần có các chính sách tận dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong thời đại kỹ thuật số nhằm hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các cơ hội về nghề nghiệp, kinh doanh, quảng bá, tiếp thị sản phẩm và các cơ hội tăng cường giao lưu, kết nối mạng lưới nữ doanh nhân trong khu vực.

Thứ ba, trong bối cảnh thị trường toàn cầu và thế giới về việc làm đang có nhiều biến động, tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các nữ doanh nhân và lực lượng lao động nữ, cần tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy nữ doanh nhân tiếp cận với vốn, tài sản, kinh nghiệm... đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

Thứ tư, đã đến lúc cần xác định những định hướng dài hạn trong hợp tác APEC về phụ nữ, đóng góp vào các nỗ lực đẩy nhanh hoàn thành các mục tiêu của APEC (mà chúng ta gọi là mục tiêu Bô-go trong APEC) và quá trình xây dựng các tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020.
(Trích Phát biểu của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Diễn đàn Doanh nhân Nữ APEC 2017,)

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (World Bank) phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương:

Tôi đánh giá cao ý tưởng của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), của VCCI về việc xây dựng mạng lưới nữ doanh nhân APEC.
Đây sẽ là nơi doanh nhân nữ trong khu vực APEC có thể kết nối kinh doanh, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt là có những khuyến nghị đến các hội nghị cấp cao để có chính sách tốt hơn thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ trong khu vực. Các doanh nghiệp nữ khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế trong kỷ nguyên số nếu được tạo thêm điều kiện. Phụ nữ là những người rất cẩn thận, chu đáo và làm chủ rất nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây là những lý do khiến cả hai đối tượng này sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển.